Trong tiềm thức của số đông người dân, việc di cư đến các căn hộ tái định cư được xem như một dạng tạm cư ngắn hạn.
Ở “ảo”, bỏ hoang vì thế đang lãng phí “chồng” lãng phí hàng nghìn tỷ đồng ngân sách của Nhà nước. Nếu xét ở góc độ kết quả, đây có thể coi như thất bại của mô hình trên. Không còn ở dạng lý thuyết, nhiều bài toán đã được đưa ra nhằm giải quyết triệt để ác cảm đối với nhà tái định cư trong dân đã được đưa ra như nâng chất lượng xây dựng, cơ sở hạ tầng phải đi liền với hạ tầng xã hội... Tuy vậy, điều này vẫn chưa được thực hiện triệt để, thế nên, người dân vẫn có phần e ngại với nhà tái định cư.
|
Khu tái định cư TP Giao Lưu (Bắc Từ Liêm) dù đưa vào sử dụng từ năm 2014 nhưng đến nay vẫn thưa vắng người ở. Ảnh: Vân Hằng |
Và một trong những giải pháp được Hà Nội kiên quyết thực hiện trong mấy năm gần đây là đặt hàng nhà tái định cư với DN - hình thức này không phải được đầu tư bằng ngân sách. Và tổng số 20 dự án với quy mô 14.525 căn mà TP đặt hàng với DN, về cơ bản đáp ứng số lượng căn hộ cho giai đoạn 2017 – 2020.
Theo các chuyên gia cũng như nhà quản lý đô thị, hình thức này đem lại nhiều cái lợi. Bởi theo nguyên lý thị trường, trong tổng mặt bằng chung, các căn hộ thương mại có chất lượng quản lý, dịch vụ tương xứng hơn nhiều so với tái định cư ở một dự án cụ thể. Thay vì phải tìm nguồn vốn, nay TP chỉ phải chuẩn bị quỹ đất sạch. Các quỹ nhà đưa vào sử dụng cũng không mất thêm chi phí bù lỗ vận hành. Bên cạnh đó, việc cho DN được phép bán quỹ nhà người dân chậm nhận sau 9 - 12 tháng (tính từ thời điểm đủ điều kiện bán nhà) sẽ giúp thu hút các DN mạnh dạn đầu tư vào nhà tái định cư. Quan trọng nhất, lằn ranh giữa căn hộ tái định cư và thương mại trong cùng một dự án dần bị xóa bỏ. Với tâm lý có thể bán khi các hộ dân không có nhu cầu, DN sẽ quan tâm hơn đến yếu tố chất lượng. Thực tế, những căn hộ đồng đều về tính thẩm mỹ, chất lượng cao, thu hút được đông đảo người dân hơn.
Về phía người dân, cũng phải có thái độ và thói quen trả phí tương ứng với dịch vụ để thụ hưởng không gian sống chất lượng. Đã từng có không ít hộ dân tái định cư sống “bám đường” chấp nhận phương án nhận tiền đền bù để tự mua nhà thương mại. Khi giao dịch theo cơ chế mua – bán, đa số phản ánh tích cực với cuộc sống mới. Đặt hàng DN xây nhà tái định cư cũng là một dạng thiết lập nên nhiều căn hộ tái định cư thương mại đạt mục đích “nơi ở mới bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”.
Như một lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội chia sẻ, cơ chế đặt hàng nhà tái định cư sẽ giúp cho TP thực hiện được những bước đột phá quan trọng khi thực hiện GPMB, hỗ trợ cho người dân tái định cư. Thay vì phải tìm nguồn vốn, TP chỉ phải chuẩn bị quỹ đất sạch, nhà đưa vào sử dụng TP cũng không mất thêm chi phí bù lỗ vận hành. Bên cạnh đó, việc cho DN được phép bán quỹ nhà người dân chậm nhận sau 9 - 12 tháng (tính từ thời điểm đủ điều kiện bán nhà) sẽ giúp thu hút các DN mạnh dạn đầu tư vào nhà tái định cư. Mặt khác, bản thân DN cũng phải quan tâm nhiều hơn đến chất lượng, bởi họ có thể bán ra bằng giá nhà ở thương mại những quỹ nhà thừa nên sẽ xoá bỏ được ranh giới chất lượng giữa nhà tái định cư và nhà ở thương mại.
Để chủ trương trên đi vào cuộc sống được tốt đẹp hơn, nhất thiết phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp quyết liệt, ví như thực hiện thông qua đấu thầu - đấu giá. Hạn chế tối đa “quân xanh – quân đỏ”, để tạo sự minh bạch; đồng thời lựa chọn được các DN đủ tiềm lực để thực thi. Về tổng thể, đây là một hướng giải quyết hợp tình - hợp lý.