Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

An toàn giao thông đường sắt, bao giờ hết thờ ơ?

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 8/9, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đã làm việc với UBND TP Hà Nội về...

Kinhtedothi - Ngày 8/9, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đã làm việc với UBND TP Hà Nội về việc đảm bảo trật tự, ATGT đường sắt trên địa bàn. Tại buổi làm việc, các đại biểu khẳng định, muốn giảm tình trạng mất ATGT đường sắt, việc cần làm ngay là phải quy hoạch lại hệ thống đường ngang và quy trách nhiệm cho các đơn vị có liên quan.

Ngành đường sắt bao giờ hết thờ ơ?

Hà Nội là một trong những địa phương có mạng lưới đường sắt lớn nhất cả nước, khoảng 160km, trong đó, có 5 tuyến hướng tâm, 1 tuyến vành đai. Tuy nhiên, hầu hết là những tuyến đường cũ, khẩu độ nhỏ, chưa có hành lang riêng... nên cùng với thời gian, hạ tầng giao thông đường sắt ngày càng bộc lộ những bất cập ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, việc xuất hiện quá nhiều đường ngang (584 vị trí/160km - PV), tình trạng lấn chiếm hành lang ATGT và ý thức của người tham gia giao thông còn hạn chế khiến TNGT đường sắt ngày càng diễn biến phức tạp.

Chợ dân sinh họp ngay sát đường sắt đoạn qua phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm.       Ảnh: Thế Duyệt

Chợ dân sinh họp ngay sát đường sắt đoạn qua phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm.       Ảnh: Thế Duyệt

Ngoài những bất cập của hệ thống hạ tầng, việc ngành đường sắt “ngâm”, chậm triển khai xây dựng các
Theo thống kê của Ban ATGT TP, trong 6 tháng đầu năm 2015 trên địa bàn TP xảy ra 15 vụ TNGT đường sắt, làm chết 11 người, bị thương 5 người. So với cùng kỳ năm ngoái tăng 2 vụ, giảm 3 người chết, tăng 3 người bị thương.
dự án đảm bảo ATGT đường sắt như xây dựng đường gom, tổ chức gác chắn tại những vị trí giao cắt... và đặc biệt là sự thiếu quyết liệt trong việc phối hợp với chính quyền địa phương là nguyên nhân khiến công tác đảm bảo ATGT gặp nhiều khó khăn. Phó Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Nguyễn Đức Hải cho biết, tại buổi làm việc với Tổng Công ty đường sắt (ngày 23/7 - PV), Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Hùng đã yêu cầu UBND các quận, huyện khi tổ chức họp giao Ban chỉ đạo 197 phải mời các đơn vị quản lý đường sắt địa bàn tới dự. Thế nhưng từ ngày đó đến nay, dù đã mời nhiều lần, nhưng cũng giống như những lần trước, các đơn vị quản lý đường sắt vẫn lặng im, không có động thái nào.

Trong khi đó, Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Uông Đức Ngọc, địa phương có 17km đường sắt chạy qua địa bàn cho biết, nếu không có đường gom thì dù có tuyên truyền hay áp dụng mọi biện pháp vẫn khó ngăn chặn được người dân sinh sống hai bên đường qua lại, buôn bán. Thế nhưng, việc chia nhỏ các gói thầu xây dựng đường gom của ngành đường sắt khiến dự án không đem lại hiệu quả cao.

Cần phân cấp để quản lý

 Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Hùng khẳng định, trong những năm qua nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành tình hình TNGT trên địa bàn Thủ đô đã có những chuyển biến rõ rệt được Nhân dân ghi nhận. Cũng tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch TP kiến nghị Bộ GTVT trong quá trình sửa đổi Luật Đường sắt cần rà soát, đối chiếu, đánh giá việc thực hiện luật trong thời gian  qua, trong đó, chú trọng việc phân cấp trách nhiệm cho các ngành và các địa phương. Bởi, trong quản lý Nhà nước hiện nay, các Sở GTVT không quản lý về đường sắt (trừ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có quản lý về đường sắt đô thị) nên vai trò của các địa phương nói chung chỉ là phối hợp nên rất bị động, dẫn đến tình trạng nhiều địa phương phải “ngửa tay xin việc”, “mời” ngành đường sắt sang để xin phối hợp xử lý những điểm đen về tình trạng mất ATGT trên đường sắt.

 Cũng tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch TP đề nghị, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tập trung thực hiện các biện pháp đảm bảo trật tự ATGT tại những khu vực, địa bàn trọng điểm có nhiều vụ TNGT. “Nếu Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam không có kinh phí để thực hiện cắm mốc thì có thể đề nghị với chính quyền địa phương để địa phương làm, chúng tôi rất sẵn sàng” – Phó Chủ tịch TP Nguyễn Quốc Hùng nhấn mạnh.

 Phát biểu tại buổi làm việc, ông Hồ Trọng Ngũ – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đánh giá cao những kết quả mà UBND TP đã đạt được trong việc giảm thiểu TNGT nói chung và TNGT trên đường sắt nói riêng. Tuy nhiên, ông Ngũ cho rằng, nếu ngành đường sắt và các địa phương không quyết liệt thực hiện các biện pháp đảm bảo trật tự ATGT đường sắt thì khó lòng thực hiện được chỉ tiêu giảm TNGT mà Quốc hội đã đặt ra. Liên quan đến những kiến nghị của UBND TP Hà Nội việc lập lại trật tự ATGT đường sắt theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, ông Ngũ cho biết, đoàn công tác nhất trí với những kiến nghị tại buổi làm việc và sẽ có đề xuất với Bộ GTVT nghiên cứu, xem xét sửa đổi để phù hợp với thực tiễn.