Khóa đào tạo, huấn luyện được đề xuất bởi Bộ Lao động Anh. Theo đó, khóa đào tạo bao gồm nội dung học trực tuyến và bài tập trên lớp nhằm đối phó với những người Hồi giáo và da trắng cực đoan. Khi phát hiện ra những người có thể dính líu tới chủ nghĩa khủng bố tại đơn vị làm việc, các công nhân sẽ báo cho một người đã được chỉ định trước đó (gọi là Đội trưởng Ngăn chặn) để người này thông báo cho lực lượng cảnh sát. Trước động thái trên của chính phủ Anh, một phát ngôn viên của Hội đồng Hồi giáo Anh cho rằng, khóa đào tạo sẽ phản tác dụng khi mà những dấu hiệu được học trong chương trình chưa được kiểm chứng một cách thuyết phục và nó có thể dẫn đến sự phân biệt đối xử đối với những cá nhân bị tình nghi.
Các công nhân được tập huấn để có thể phát hiện đối tượng khủng bố tại nơi làm việc. |
Hôm 21/7, 2 kẻ tình nghi đã bị bắt khi đang cố gắng thực hiện vụ bắt cóc một nhân viên thuộc Lực lượng Không quân Hoàng gia (RAF) tại căn cứ gần thành phố Norfolk, Anh. Động cơ của vụ bắt cóc được cho là có liên quan đến chủ nghĩa khủng bố. Những tuần gần đây, vấn đề an ninh ở châu Âu luôn trong tình trạng bất ổn khi xảy ra loạt vụ khủng bố cực đoan nhằm vào các nước thành viên. Trong đó, gần đây nhất, ở Pháp đã diễn ra vụ thảm sát kinh hoàng tại TP Nice vào đúng ngày quốc khánh nước Pháp khiến 84 người thiệt mạng. Ở Đức mới đây cũng diễn ra vụ khủng bố tại khu vực nhà ga giữa Ochsenfurt và Wuerzburg, phía Nam nước Đức khiến 4 người bị thương nặng. Còn ở TP Munich, Đức chiều 22/7 (giờ địa phương) đã xảy ra vụ xả súng khiến hơn 30 người thương vong.