Thủ tướng Anh đã cam kết kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon để khởi động tiến trình Brexit vào tháng 3, EU có khả năng sẽ chịu thiệt hại ở các lĩnh vực, từ kinh tế, quốc phòng đến tài chính.
Năng lực quốc phòng
Anh là quốc gia EU chi ngân sách cho quốc phòng cao nhất. Cùng với Pháp - quốc gia duy nhất của EU sở hữu vũ khí hạt nhân, Anh đã tham gia nhiều hoạt động quân sự của châu Âu như tiến hành nhiệm vụ gìn giữ hòa bình và huấn luyện tại châu Phi.
Mất Anh cũng đồng nghĩa với việc châu Âu sẽ làm yếu đi mạng lưới an ninh, mặc dù London cam kết, các hoạt động hợp tác quân sự sẽ vẫn được tiếp tục.
Nhiều nhà bình luận dự đoán, lợi thế quân sự sẽ là một trong những thế mạnh mà chính phủ Anh tận dụng trong các cuộc đàm phán Brexit.
Tiếng nói mạnh mẽ trong cộng đồng quốc tế
Anh là quốc gia châu Âu tham gia mạnh mẽ vào các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), nhóm G7...
Anh có số lượng thành viên thuộc IMF chỉ sau Đức. |
Trung tâm tài chính lớn
Dịch vụ tài chính sẽ là “chiến trường” chính trong các vòng đàm phán Brexit. Anh đóng góp đến 37% khối lượng giao dịch toàn cầu và là trung tâm cho vay quốc tế lớn nhất (17%).
Hiện tại, cuộc chiến sẽ tập trung vào việc bảo vệ nền công nghiệp hậu Brexit cũng như việc cho phép các ngân hàng toàn cầu đặt tại London cung cấp dịch vụ cho các quốc gia thành viên còn lại của châu Âu.
EU mất nền kinh tế lớn thứ 2 của khối
Anh là quốc gia đóng góp lớn thứ 2 cho ngân sách của khối. Dự kiến, EU sẽ bị mất khoảng 12 tỷ Euro (13 tỷ USD) khi Anh rời khỏi khối.