Giá cả nhiều mặt hàng tăng
Thời điểm này, giá cả nhiều hàng hóa đã “neo” mức cao. Nhiều thực phẩm tươi sống như rau củ, sữa, gạo, dầu ăn… đã tăng từ 10 - 30% so với giá trước đợt dịch thứ 4 bùng phát, do chi phí đầu vào tăng. Đặc biệt, giá rau xanh tại các chợ vẫn tiếp tục tăng mạnh, các loại rau ăn lá và rau gia vị, có loại lên đến 150.000 - 300.000 đồng/kg, đắt hơn cả thịt lợn. Ngày 10/11, giá xăng trong nước tiếp tục tăng, tiến sát mức 25.000 đồng/lít, cao nhất 7 năm qua. Giá gas vừa qua cũng vọt lên 500.000 đồng mỗi bình 12kg.Trong những tháng cuối năm, giá nhiều loại nguyên, nhiên, vật liệu thế giới tiếp tục ở mức cao như xăng dầu, gas, thép khiến giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam tăng, gia tăng tỷ lệ “nhập khẩu" lạm phát... Báo cáo IMF cho biết, giá lương thực toàn cầu đã tăng 40% kể từ khi đại dịch bắt đầu đã gây ảnh hưởng nặng nề đến các nước thu nhập thấp.Dự báo về tình hình giá cả những tháng cuối năm, một số chuyên gia cho rằng, giá nhiên liệu như xăng dầu, khí hóa lỏng (LPG) sẽ có xu hướng tăng; giá gạo dự báo có thể tăng nhẹ trong tháng cuối năm do nhu cầu nhập khẩu của các thị trường chính vẫn duy trì ở mức cao. Giá thịt lợn cơ bản ổn định, nhưng không loại trừ khả năng có thể tăng nhẹ trở lại do các yếu tố đầu vào như thức ăn chăn nuôi, con giống ở mức cao.
Tuy vậy, mức giá không thể tăng mạnh do nguồn cung vẫn dồi dào, được đảm bảo. Rủi ro về thiên tai bão lũ có thể làm giá một số mặt hàng tăng cục bộ tại một số địa bàn tác động nhất định tới CPI.
Giá một số mặt hàng nguyên liệu có khả năng sẽ tiếp tục ở mức cao như sắt thép, phân bón do thiếu hụt nguồn cung trên thế giới. Bên cạnh đó, chi phí lưu thông, vận chuyển hàng hóa trên thế giới tăng cao, ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa xuất, nhập khẩu, nhất là đối với một nền kinh tế có độ mở cao như Việt Nam, tăng trưởng chủ yếu dựa trên xuất nhập khẩu. Nhu cầu di chuyển, du lịch có thể hồi phục trở lại vào cuối năm, từ đó kéo theo lạm phát nhóm giao thông có thể tăng cao hơn trong quý IV/2021.Tổng cầu thấp, CPI bình quân cả năm khả thiTổng cục Thống kê công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 10 tháng đầu năm 2021 tăng 1,81% so với cùng kỳ năm 2020, mức tăng thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây; lạm phát 10 tháng qua tăng 0,84%, thấp nhất kể từ năm 2011. Trong tháng 10/2021, chỉ có 3 nhóm hàng hóa là hàng ăn và dịch vụ ăn uống, nhà ở và vật liệu xây dựng giảm giá trong khi 8 nhóm hàng hóa khác tăng. Biến động giá tiêu dùng chủ yếu là do giá lương thực, xăng dầu và gas tăng.Giá điện, đã có năm đợt giảm, với tổng số tiền là 16.650 tỷ đồng. Mặc dù giá đầu vào tăng sẽ điều chỉnh giá điện, nhưng năm 2021 sẽ không tăng giá điện.Bên cạnh đó, các nguyên nhân làm giảm áp lực lên mặt bằng giá như: Tổng cầu nền kinh tế vẫn chưa hồi phục trong quý II và quý III chịu tác động rất lớn bởi tình hình dịch bệnh. Một số lĩnh vực vẫn chịu tác động mạnh của dịch bệnh như dịch vụ văn hóa, giải trí du lịch giảm mạnh, tiêu dùng cơ bản ở mức thấp. Nền tảng kinh tế vĩ mô, tỷ giá ổn định với các chính sách tiền tệ, tài khóa linh hoạt, thận trọng... "Bên cạnh đó, mặc dù hoạt động sản xuất của DN sau nhiều tháng đứt gãy đã trở về trạng thái bình thường mới, song quan sát cho thấy sự phục hồi diễn ra khá chậm nên cũng sẽ làm giảm tổng cung kéo lạm phát 10 tháng qua tăng 0,84%, thấp nhất kể từ năm 2011"- PGS.TS Nguyễn Thường Lạng - Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế - Đại học Kinh tế quốc dân nhấn mạnh.Trong bối cảnh nhu cầu yếu và chưa thể phục hồi mạnh, hầu hết các dự báo đều cho rằng lạm phát hiện nay vẫn được kiểm soát. Bộ Tài chính đưa ra dự báo lạm phát cả năm 2021 cơ bản được kiểm soát ở mức thấp, trong tầm kiểm soát của Chính phủ và Ban Chỉ đạo, đảm bảo chỉ tiêu do Quốc hội đề ra. Theo dự báo, CPI bình quân năm 2021 so với năm 2020 tăng 2,07 - 2,18%. CPI tháng 12/2021 so với tháng 12/2020 tăng khoảng 3,02 - 3,28%. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế khuyến nghị, vẫn không thể lơ là, chủ quan trong kiểm soát lạm phát.Và những kiến nghị chính sáchTuy cho rằng lạm phát có thể chưa “đụng” đến nền kinh tế Việt Nam trong năm nay, song các chuyên gia đồng tình rằng trong năm tới, nguy cơ lạm phát dễ xảy ra.TS Cấn Văn Lực phân tích, sang năm 2022, nhiều nước đã mở cửa, khôi phục sản xuất, nhu cầu nguyên vật liệu, năng lượng… tăng rất cao. Ở trong nước, chúng ta đã kiểm soát tốt, nhưng diễn biến dịch Covid-19 vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, gây ra khó khăn đối với hoạt động sản xuất, cung ứng, lưu thông hàng hóa và áp lực đối với công tác điều hành giá.Bên cạnh đó, lượng tiền mà các nước, các ngân hàng trung ương bơm ra để phòng chống dịch, hỗ trợ phục hồi kinh tế lớn, hay các động thái tiếp tục nới lỏng tiền tệ, giảm lãi suất… trong thời gian qua sẽ có tác động mạnh hơn trong năm tới, khiến lạm phát trên toàn cầu dự báo có thể tăng tương đối. Trong khi đó ở trong nước, lộ trình tăng giá một số hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quản lý cũng sẽ ảnh hưởng tới chỉ số giá tiêu dùng. TS. Cấn Văn Lực khuyến nghị, cần phối hợp giữa chính sách tài khóa và tiền tệ, trong đó có việc kiểm soát về giá cả. Bên cạnh đó, cần cân nhắc lùi lộ trình tăng giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý nếu áp lực lạm phát lớn hơn. Trong ngắn hạn, để giữ cho giá cả thị trường không xảy ra những biến động tăng mạnh trong tháng 1/2021, tháng cao điểm cận Tết Nguyên đán, cần sự vào cuộc mạnh mẽ của các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, điều hành, bình ổn giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu.PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng công tác quản lý, điều hành giá các tháng còn lại năm 2021 và ngay trong thời gian đầu năm 2022 cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động, tập trung vào việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu và hỗ trợ thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ. Rủi ro tiềm ẩn bong bóng tài sản đến từ thị trường bất động sản, chứng khoán nếu không có những biện pháp điều tiết phù hợp là các yếu tố tác động gián tiếp tới tâm lý tiêu dùng nói chung. Chi phí logistics trong thời gian qua tăng rất nhanh, chiếm 22 - 24% trong tổng giá thành cuối cùng của hàng hóa. Về giải pháp cho những tháng cuối năm 2021 và năm 2022, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, cần theo dõi sát diễn biến tình hình giá cả thế giới, đánh giá mặt hàng nguyên vật liệu nào có khả năng thiếu hụt để có chính sách đối ứng cho phù hợp... Theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu để có biện pháp điều hành phù hợp.Để kiểm soát lạm phát, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết ngoài việc theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả thế giới để đánh giá nguy cơ gây lạm phát của Việt Nam, các cơ quan quản lý đang nỗ lực đàm phán với các quốc gia có nguồn tài nguyên dồi dào nhằm đảm bảo nguyên liệu thô cho sản xuất trong nước; hỗ trợ DN ký hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu dài hạn để đảm bảo giá thành sản xuất không bị tăng vọt trước đà tăng của giá thế giới…Chính phủ yêu cầu các bộ ngành theo chức năng nhiệm vụ của mình tập trung quản lý, điều hành linh hoạt, hiệu quả về giá đối với các mặt hàng thiết yếu như: Xăng dầu; điện; thực phẩm; phân bón và thức ăn chăn nuôi; thuốc chữa bệnh và sinh phẩm, vật tư y tế…; tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ được giao để hoàn thành các chỉ tiêu trong năm 2021, tạo dư địa để điều hành giá trong năm 2022.
"Hiện tại, cầu trong nước có thể yếu, song lạm phát nhập khẩu và lạm phát tiền tệ do nới lỏng tài khóa và tiền tệ lại rất lớn. Thế nên cần đẩy nhanh và tối đa hóa tiêm vaccine phòng Covid-19 để tạo trạng thái bình thường mới, để dòng luân chuyển hàng - tiền trở lại bình thường. Bên cạnh đó, cần linh hoạt trong áp dụng biện pháp, khôi phục cao nhất các hoạt động kinh tế. Khuyến khích và tạo điều kiện để DN giảm phụ thuộc nhập khẩu, chủ động hơn trong phần nguyên liệu đầu vào để giảm nguy cơ lạm phát." - PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế - Đại học Kinh tế quốc dân |