KTĐT - Hiện tượng giá vàng thế giới liên tục thiết lập các mức kỷ lục mới khiến truyền thông quốc tế tốn nhiều giấy mực trong tuần qua. Theo các chuyên gia phân tích, sự leo thang không giới hạn của giá vàng chủ yếu do 3 nguyên nhân.
Trước hết, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tung gói nới lỏng định lượng 600 tỷ USD khiến giá của đồng tiền này giảm mạnh, các nhà đầu cơ đẩy mạnh bán USD ra nhằm cắt lỗ và chuyển sang đầu tư vào thị trường tiềm năng hơn, an toàn hơn là vàng. Ông Zhao Qingming, chuyên gia phân tích cao cấp về thị trường tài chính tại Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc cũng nhận định: Một số quỹ nước ngoài sẽ chạy trốn khỏi các tài sản bằng USD bởi chương trình nới lỏng định lượng của FED do đầu cơ USD không đem lại khoản lợi nhuận đáng kể nào.
Thứ hai, nợ xấu tại một số quốc gia châu Âu đang có dấu hiệu trầm trọng hơn. Cuối tuần trước, Chính phủ
Thứ ba, Trung Quốc và
Trong khi vàng đang tăng với tốc độ chóng mặt, ngày 8/11, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), Robert Zoellick kêu gọi Hội nghị Thượng đỉnh G20 khôi phục chế độ bản vị vàng, xem vàng như chiếc mỏ neo định hướng các hoạt động tiền tệ toàn cầu, để tránh xuất hiện tình trạng tương tự như tranh chấp tỷ giá giữa Trung Quốc và Mỹ. Theo ông, thế giới nên chấm dứt việc dùng USD làm mỏ neo cho tiền tệ của các nước, ông cũng chỉ ra rằng đang hình thành xu hướng áp dụng chế độ bản vị vàng tại một số quốc gia trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bấp bênh và đồng USD đang yếu đi. Chủ tịch WB cho biết: "Mặc dù sách giáo khoa có thể coi vàng là một loại tiền tệ cũ, các thị trường vẫn đang dùng vàng như một loại tiền tệ thay thế". Theo ông, thế giới cần cách thức quản lý mới nhằm đạt được thành công của cái mà ông gọi là hệ thống "Bretton Woods II". Hệ thống này sẽ dùng vàng làm yếu tố tham chiếu kỳ vọng của thị trường đối với lạm phát, giảm phát, giá trị tiền tệ tương lai, hệ thống này có thể sẽ liên quan chủ yếu đến đô la Mỹ, Euro, Yen, bảng Anh và Nhân dân tệ (NDT) để tiến đến quốc tế hóa.