Bản tin tổng hợp xây dựng - bất động sản ngày 11 - 17/10

Doãn Thành tổng hợp
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Cần xác lập “luồng xanh” cho thị trường BĐS sớm phục hồi; Hiện đại hóa hồ sơ địa chính nhằm kiện toàn công tác quản lý đất đai; Cần tháo gỡ vướng mắc pháp lý về quản lý nhà, đất công; Giai đoạn 2021 – 2035 sẽ có thêm khoảng 11,9 triệu căn nhà... là những thông tin đáng chú ý trong tuần.

Cần phải xác lập ''luồng xanh'' cho thị trường BĐS sớm phục hồi.

“Cú shock” của đại dịch Covid-19, đặc biệt đợt dịch lần thứ 4 ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Việt Nam, trong đó có lĩnh vực BĐS. Nhưng các chuyên gia cho rằng, đây chỉ là những khó khăn ngắn hạn, trong bối cảnh này doanh nghiệp kinh doanh BĐS cần tiếp tục định hướng đầu tư và chính quyền các tỉnh, thành phố cần phải thống nhất quan điểm về giãn cách xã hội để tạo “luồng xanh” cho thị trường phục hồi sớm nhất có thể. Chi tiết xem TẠI ĐÂY

Số hóa hồ sơ địa chính là việc làm cấp thiết hiện nay.

Việc số hóa hồ sơ địa chính, dữ liệu đất đai không chỉ giúp cho công tác quản lý được tổ chức một cách bài bản, minh bạch, mà còn giúp người dân, doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tiền của trong quá trình làm thủ tục đầu tư, xây dựng. Nhưng trên thực tế, công tác này vẫn bộc lộ nhiều hạn chế. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này phóng viên Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với KTS Trần Huy Ánh - Ủy viên Thường vụ Hội KTS Hà Nội. Chi tiết xem TẠI ĐÂY

Nhiều công trình, tài sản nhà, đất công đang bị bỏ hoang gây lãng phí.

Việc sắp xếp, xử lý tài sản nhà, đất công sản trên địa bàn TP Hà Nội gặp nhiều vướng mắc do những quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Bên cạnh đó, nhiều tài sản do xảy ra tranh chấp và không đủ tài liệu hồ sơ..., đã gây ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý, sử dụng. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải sớm tháo gỡ, tránh bỏ phí nguồn lực xã hội. Chi tiết xem TẠI ĐÂY

Giai đoạn 2021 - 2030 sẽ phấn đấu có thêm 11,9 triệu căn nhà.

Bộ Xây dựng đang triển khai lấy ý kiến góp ý về dự thảo Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2040, đề xuất một số quan điểm, xác định rõ định hướng về phát triển nhà ở phục vụ nhu cầu nhà ở toàn dân và các nhóm đối tượng trong chính sách hỗ trợ nhà ở. Theo đó, dự kiến giai đoạn 2021 – 2030 sẽ phát triển và cải tạo sửa chữa thêm 11,9 triệu căn nhà, tương ứng với diện tích 1,032 tỷ m2 sàn. Chi tiết xem TẠI ĐÂY

TP Hà Nội quyết liệt trong việc xử lý các dự án bỏ hoang.

Đoàn kiểm tra liên ngành do UBND TP Hà Nội thành lập sẽ tiến hành kiểm tra, rà soát, lập hồ sơ xử lý đối với các dự án đã được gia hạn sử dụng đất 24 tháng theo quy định của Luật Đất đai nhưng vẫn chưa đưa vào sử dụng. Chi tiết xem TẠI ĐÂY

Quy hoạch tổng thể Thủ đô để phục vụ phát triển kinh tế.

Trước đòi hỏi bức thiết từ thực tế cùng với những yêu cầu cần phải phù hợp với một số quy định pháp luật liên quan, Hà Nội đang khẩn trương lập điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg (QHC1259). Chi tiết xem TẠI ĐÂY

VLXD không nung tìm chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, ngành sản xuất vật liệu không nung hiện có khoảng 2.500 doanh nghiệp, đảm bảo khoảng 30% nhu cầu cho ngành vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, lĩnh vực vật liệu không nung hiện vẫn chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Chi tiết xem TẠI ĐÂY