Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Bản tin tổng hợp xây dựng – bất động sản từ ngày 13 – 19/9

Doãn Thành tổng hợp
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thị trường BĐS “ngóng” chính sách hỗ trợ từ Nhà nước; Làm thế nào để tránh rủi ro khi thuê nhà?; Nhà ở là phân khúc chủ đạo trên thị trường; Doanh nghiệp BĐS Đà Nẵng mong cầm cự qua dịch; Siết chặt quản lý, sử dụng phí bảo trì chung cư; Cải tạo, chỉnh trang đô thị cầ đẩy mạnh nguồn lực xã hội hóa; Doanh nghiệp xây dựng tổn thất nặng trong dịch Covid-19... là những thông tin đáng chú ý trong tuần.

DN kinh doanh BĐS đang mong đợi sự hỗ trợ từ Nhà nước.

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 105/2021/NQ-CP về hỗ trợ DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã triển khai ban hành Thông tư số 14/2021/TT-NHNN, quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Chi tiết xem TẠI ĐÂY

Phần lớn người thuê nhà chưa quan tâm đến vấn đề pháp lý.

Phần lớn người thuê nhà chưa quan tâm đến các vấn đề pháp lý liên quan khi đi thuê. Đây là một số quy định người thuê nhà cần biết để bảo vệ quyền lợi của mình cũng như hạn chế các rủi ro thường gặp… Chi tiết xem TẠI ĐÂY

Theo đánh giá, nhà ở vẫn là phân khúc chủ đạo trên thị trường thời gian gần đây.

Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo BĐS Nguyễn Đức Lập nhận định, bất động sản (BĐS) nhà ở là phân khúc chủ đạo trên thị trường trong thời gian qua và cũng sẽ là phân khúc chính thu hút sự quan tâm sau dịch. Chi tiết xem TẠI ĐÂY

DN kinh doanh BĐS tại Đà Nẵng cũng đang gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19.

Kể từ thời điểm 1/5 đến nay, thị trường BĐS Đà Nẵng tiếp tục rơi vào trạng thái đóng băng do dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại. Hàng loạt DN BĐS buộc phải đóng cửa hoặc chỉ cầm cự qua mùa dịch. Chi tiết xem TẠI ĐÂY

Bộ Xây dựng ban hành quy chế về việc quản lý, sử dụng phí bảo trì nhà chung cư.

Thời gian qua, nhiều chủ đầu tư, ban quản trị nhà chung cư quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư (gọi tắt là phí bảo trì) không chấp hành hoặc chấp hành nhưng không đầy đủ theo quy định. Từ đó, dẫn đến tình trạng tranh chấp, khiếu nại kéo dài, có tình trạng cư dân căng băng rôn, tập trung đông người để phản đối..., làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự của địa phương. Chi tiết xem TẠI ĐÂY

Cải tạo, chỉnh trang đô thị cần sự tham gia nhiều hơn từ nguồn lực xã hội hóa.

Quá trình đô thị hóa thời gian qua, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu đáng kể, hệ thống đô thị phát triển nhanh chóng, hạ tầng kiện toàn hiện đại. Nhưng trong quá trình triển khai thực hiện đã phát sinh nhiều hạn chế: Thiếu kinh phí, hạ tầng đầu tư không đồng bộ, hiệu quả sử dụng đất đô thị chưa cao... Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng cần phải đẩy mạnh sự tham gia của thành phần kinh tế tư nhân trong công tác cải tạo, chỉnh trang đô thị. Chi tiết xem TẠI ĐÂY

DN mất ít nhất 50% doanh thu do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Dịch Covid-19 lần thứ 4 ở Việt Nam kéo dài với tính chất phức tạp, nguy hiểm hơn gấp nhiều lần những đợt trước, cộng với việc giá vật liệu xây dựng (VLXD) leo thang, khiến cho DN xây dựng bị tổn thất nặng nề, mất ít nhất khoảng 50% doanh thu. Sớm bình ổn giá VLXD là giải pháp được tất cả DN đưa ra trong thời điểm này. Chi tiết xem TẠI ĐÂY