KTĐT - Phát biểu tại LHQ hồi trung tuần tháng này, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), ông Robert B.Zoellick đã cảnh báo giá lương thực thế giới đã tăng đến mức nguy hiểm, làm gia tăng sức ép lạm phát và khiến ít nhất 44 triệu người ở các nước đang phát triển lâm vào cảnh nghèo đói.
Hiện giá lương thực đã tăng 29% trong năm qua và chỉ thấp hơn 3% so với mức giá của cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu năm 2008. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia quan ngại thị trường lương thực sẽ tiếp tục "dậy sóng" sau khi một số quốc gia quyết định tăng nhập khẩu ngũ cốc, lúa mì, gạo, ngô để ổn định thị trường trong nước. Ngoài ra, nhiều khả năng Nga sẽ kéo dài lệnh cấm xuất khẩu ngũ cốc được ban hành từ tháng 8/2010 sau khi hết hiệu lực vào 1/7/2011 do tình hình khan hiếm ngũ cốc trong nước vẫn căng thẳng và lạm phát giá lương thực đã trở thành một vấn đề nhạy cảm trước cuộc bầu cử Quốc hội năm nay.
Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cũng vừa cho biết, sẽ tăng giá lúa mì nhập khẩu để bán cho các nhà máy trong nước thêm trung bình 18% bắt đầu từ tháng 4. Điều này sẽ tác động trực tiếp tới túi tiền của người tiêu dùng Nhật do nước này phải nhập tới 90% lượng lúa mì để đáp ứng nhu cầu trong nước. Trước đó, "bão giá" lương thực đã "càn quét" qua Ấn Độ với tốc độ tăng 18% trong tháng 12/2010 và 11% trong tháng 2/2011 khiến nhiều người lâm vào cảnh đói khát. Mặc dù đang vào mùa cưới nhưng đa số cô dâu chú rể Ấn Độ đã phải hạn chế số lượng khách mời để giảm chi phí dành cho cỗ cưới.
Tuy chỉ chiếm 2% sản lượng dầu thô toàn cầu nhưng "cơn địa chấn" tại Lybia vẫn đủ sức đẩy giá dầu thế giới tăng vọt trong tuần qua. Lần đầu tiên trong 2 năm qua, giá dầu thô ngọt nhẹ tại thị trường Mỹ đã vượt mốc 100 USD/thùng trong phiên ngày 24/2. Trong khi đó, tại thị trường
Theo tờ New York Times, trong mấy ngày qua, nguồn cung thị trường dầu lửa thế giới đã hao hụt khoảng 1 triệu thùng/ngày do các công ty dầu lửa cắt giảm hoạt động tại
Các chuyên gia cho rằng nếu bất ổn ở