Trang nhất số báo đặc biệt kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội. |
Quy hoạch hai bên sông Hồng: Trục không gian kiến trúc cảnh quan trung tâm của Thăng Long - Hà Nội
Hà Nội - đô thị có lịch sử phát triển hàng nghìn năm không chỉ là trung tâm của vùng đồng bằng sông Hồng, Thủ đô của cả nước, mà còn là đô thị phát triển năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao trong nước, khu vực và quốc tế. Lịch sử phát triển đã tạo dựng cho Hà Nội quỹ di sản đô thị phong phú, trong đó có hệ thống cảnh quan thiên nhiên đa dạng. Sông, hồ, mặt nước đã tạo nên yếu tố đặc trưng, bản sắc của Hà Nội và tiềm năng để Hà Nội phát triển bền vững.
Quy hoạch phân khu hai bên sông Hồng để phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô. Ảnh: Thanh Hải |
Cơ hội để Hà Nội xây dựng một đô thị xứng tầm
Theo các chuyên gia, nếu thực hiện được việc quy hoạch hai bên bờ sông Hồng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Hà Nội, giúp TP tận dụng để phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, nhà ở, chung cư phục vụ cho vấn đề an sinh xã hội.
Nguyên Thứ trưởng Bộ TN& MT GS.TS Đặng Hùng Võ |
GS.TS.NGND Nguyễn Quang Ngọc: Tận lực cống hiến cho Thủ đô
Người thầy, nhà khoa học sâu sắc và uyên bác trong lĩnh vực lịch sử - GS.TS.NGND Nguyễn Quang Ngọc đã bước sang tuổi 68, nhưng ông có đến 51 năm tận lực cống hiến sức lực và trí tuệ cho Hà Nội.
“Sau khi tốt nghiệp phổ thông hệ 10 năm tại Hải Phòng, tôi được lên Hà Nội và vào học khoa Sử, trường Đại học Tổng hợp (nay là trường Đại học KHXH&NV Hà Nội). Bài học đầu tiên của tôi là Nhập môn khảo cổ học của thầy Trần Quốc Vượng. Tôi còn nhớ như in lời thầy khẽ nhắc học trò: “Bây giờ ăn cơm Hà Nội, uống nước Hà Nội, thì nhớ trả nợ nguồn cho Hà Nội”. Tôi yêu môn Sử và gắn bó với Hà Nội ngay từ bài học đầu tiên ấy” - GS.TS.NGND Nguyễn Quang Ngọc bày tỏ.
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc (thứ 6 từ trái sang) cùng các chuyên gia sử học, khảo cổ học đi điền dã sử học. |
Nhân lên việc tốt, đẩy lùi cái xấu
Năm 2020 là năm thứ 28 phong trào “người tốt, việc tốt” của TP Hà Nội được triển khai, ngày càng trở thành nếp văn hóa, bản sắc riêng, không chỉ tô điểm mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển của mảnh đất nghìn năm văn hiến.
Lãnh đạo báo Kinh tế & Đô thị tặng hoa khách mời tại buổi tọa đàm trực tuyến gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt năm 2019. Ảnh: Thanh Hải |
Hà Nội xưa và nay
Thăng Long có gì để mà thương mà nhớ!? Luôn được nhắc tới với cụm từ “Địa linh - nhân kiệt”, “Hà Nội linh thiêng hào hoa”... Trở lại dòng lich sử, trước khi Lý Công Uẩn dời đô và đặt tên Thăng Long thì vùng đất này đã có những cái tên như: Long Đỗ, Tống Bình, và Đại La. Sau khi lên ngôi, vị vua anh minh nhà Lý đã sớm nhận ra vùng đất Hoa Lư dễ thủ, khó công, không thể đưa quốc gia trở nên hùng cường. Lý Công Uẩn trưởng thành trong môi trường Phật giáo, vẫn tự coi dân tộc mình là “con Rồng cháu Tiên” đã quyết định dời đô về thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long với nghĩa “Rồng bay lên”.
Hồ Hoàn Kiếm xưa và nay |
Nguyễn Du trong không gian văn hóa Thăng Long - Hà Nội
Nguyễn Du (1765 - 1820) cất tiếng khóc chào đời trên đất Thăng Long (tại Bích Câu/nghĩa là con ngòi màu biếc). Ông sống trọn tuổi thơ và tuổi hoa niên trên đất Kinh kỳ. Ông cũng đã từng in gót chân của mình trên nhiều vùng đất nước, và cả ở nước ngoài.
Không gian văn hóa Thăng Long có tác động lớn đến văn tài của đại thi hào Nguyễn Du. Ảnh: Thanh Hải |
Có một Hà Thành trong dòng chảy thơ Việt
Đã là ngườiViệt Nam, chắc chắn, ai cũng có một niềm tự hào sâu sắc về Hà Nội. Mỗi ngườiViệt đều thể hiện tình yêu với Hà Nội theo một cách riêng, song với người nghệ sĩ thì tình yêu ấy được bộc lộ qua những tác phẩm nghệ thuật, mà ở bài này, chúng tôi dành riêng cho việc nói về Hà Nội trong thơ, theo một dòng chảy từ truyền thống tới hiện đại.
Một thoáng Hồ Gươm. Ảnh: Công Hùng |
EVFTA- hiện thực hóa cơ hội lớn
Thực tế thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) trong 2 tháng qua cho thấy, các cơ hội EVFTA đã bắt đầu được hiện thực hóa, mang lại những lợi ích đầu tiên cho DN Việt Nam, giúp DN có thêm động lực phục hồi sau đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, để EVFTA thực sự là một cơ hội, một chân trời màu hồng, DN Việt vẫn còn rất nhiều việc phải làm.
Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty Godaco, Tiền Giang. Ảnh: Huy Hùng |
Kinh tế tư nhân - rường cột phát triển đất nước
Những năm gần đây, Đảng và Chính phủ, TP Hà Nội đã có những chính sách đột phá nhằm cải cách TTHC, cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho DN, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân (KTTN). Song, để khu vực KTTN trở thành “gường cột” trong phát triển đất nước thì rõ ràng cũng cần nhiều việc phải làm.
Công nhân Nhà máy Cơ khí Sao Việt đang hoàn thiện sản phẩm. Ảnh: Khắc Kiên |
Doanh nghiệp, Doanh nhân trong đại Dịch Covid-19: Tỏa sáng trách nhiệm xã hội
Trách nhiệm xã hội của DN (CSR) không còn là khái niệm mới mẻ trên thế giới cũng như Việt Nam. Và trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, trách nhiệm xã hội của DN lại một lần nữa được thể hiện rõ nét với hàng loạt những đóng góp quan trọng cho công tác phòng, chống dịch mà đi đầu là Vingroup.
SHB, T&T Group và các doanh nghiệp của doanh nhân Đỗ Quang Hiển ủng hộ hơn 6 tỷ đồng cho cuộc chiến chống Covid-19 tại miền Trung. Ảnh: Duy Anh |
CEO Nguyễn Văn Luyến: UDIC luôn về đích đúng hẹn
Xuất thân từ một kỹ sư xây dựng, rồi kinh qua nhiều vị trí khác nhau và đến nay, trở thành Tổng Giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị - UDIC khi mới 39 tuổi, ông Nguyễn Văn Luyến cho rằng, chưa có môi trường làm việc nào mà bản thân cảm thấy được thỏa sức phát huy, phát triển và học hỏi như ở nơi đây. UDIC đã trở thành nhà và là một phần vô cùng quan trọng trong cuộc đời.
Nhân dịp kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội và chào mừng Ngày Doanh nhân Việt Nam, phóng viên Kinh tế và Đô thị đã có cuộc trao đổi với CEO Nguyễn Văn Luyến xung quanh vấn đề này.
CEO UDIC Nguyễn Văn Luyến |
Hành trình đưa Hà Nội ra thế giới qua “cửa ngõ” CNN
Bắt đầu từ một chiến dịch 2 năm, và tiếp nối là kế hoạch dài hơi giai đoạn 2019 - 2024, chương trình hợp tác quảng bá về TP Hà Nội trên mạng tin tức truyền hình cáp CNN (Mỹ) đã từng bước chứng minh hiệu quả, đưa hình ảnh Thủ đô Việt Nam đến gần với bạn bè quốc tế hơn bao giờ hết.
Hình ảnh Nhà hát Lớn Hà Nội nhìn từ trên cao xuất hiện trên CNN. |
Sắc màu mới trong bức tranh FDI
Một bản đề án về định hướng, giải pháp thu hút dòng vốn đầu tư đang dịch chuyển để tái định vị và sắp xếp lại dây chuyền sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu thời kỳ Covid-19 đã được đệ trình lên Chính phủ.
Sản xuất linh kiện điện tử chất lượng cao tại Công ty Toho Việt Nam, khu CN Thạch Thất. Ảnh: Thanh Hải |
Doanh nhân và trách nhiệm xây dựng đất nước hùng cường
Những năm qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực vươn lên, không chỉ tạo ra nguồn thu cho mình, mà còn cung cấp các dịch vụ, sản phẩm tốt cho xã hội, nộp thuế vào ngân sách, chăm lo việc làm, đời sống cho người lao động, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Đó là nhận định của Tổng thư ký Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội Nguyễn Đăng khi trao đổi với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị về vai trò, sứ mệnh của doanh nghiệp, doanh nhân trong xây dựng đất nước.
Lãnh đạo Hội Doanh nghiệp trẻ TP Hà Nội tặng hoa chúc mừng các thành viên mới. Ảnh: Khắc Kiên |
PHN Group bản lĩnh vượt qua đại dịch
Nhờ chiến lược kinh doanh đúng đắn cùng bản lĩnh của một doanh nghiệp đã từng trải qua nhiều cuộc cạnh tranh khốc liệt, Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Hoàng Ngọc (PHN Group) đã đứng vững trước tác động vô cùng lớn từ đại dịch Covid-19.
Phối cảnh Dự án Khu dân cư Đập Ban do PHN Group làm chủ đầu tư. |