Trang nhất số báo đặc biệt kỷ niệm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam ra ngày 19/6/2020 |
Tư Tưởng của chủ Tịch Hồ Chí Minh về làm báo, viết báo: Bài học sâu sắc cho người làm báo
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng cho sự ra đời và xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam. Đội ngũ những người làm báo và sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam 95 năm qua đã và đang được thừa hưởng tài sản vô giá của Người về phong cách, tư tưởng, đạo đức... làm báo cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Báo Nhân Dân tại Chiến khu Việt Bắc. Ảnh: Tư Liệu |
Khẳng định vị thế và trọng trách của báo chí
Trong thư chúc mừng dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã viết: “...Trong mọi hoàn cảnh, đông đảo hội viên, nhà báo luôn đồng hành cùng dân tộc, bám sát thực tiễn, tích cực tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; động viên, cổ vũ toàn dân trong các cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do trước đây, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm gian trưng bày báo Kinh tế & Đô thị tại Hội báo xuân Toàn quốc 2015. Ảnh: Thanh Hải |
Không gì có thể thay trái tim, khối óc, bản lĩnh của người làm báo
Tại Hội nghị gặp mặt, tuyên dương người làm báo tiêu biểu nhân kỷ niệm 95 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng nhấn mạnh, gần một thế kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, báo chí cách mạng Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, vị thế của báo chí và người làm báo được tiếp tục khẳng định.
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng cùng các đại biểu bên lề buổi gặp mặt báo chí. Ảnh: Quang Phúc |
Báo chí phải phản ánh được “dòng chảy chính” của xã hội
Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có thư gửi tới cán bộ, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, những người làm báo cả nước nói chung những tình cảm gắn bó thân thiết và những lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong |
Hà Nội có chất liệu phong phú để báo chí khai thác
Bất cứ ở cương vị nào, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ luôn thể hiện sự quan tâm, chia sẻ đối với hoạt động báo chí. Nhất là ngay khi mới đảm nhận cương vị Bí thư Thành ủy Hà Nội, đồng chí Vương Đình Huệ đã làm việc với Sở TT&TT, các cơ quan báo chí TP Hà Nội để hiểu rõ hơn tình hình cũng như việc tham gia của báo chí vào những nhiệm vụ trọng tâm của TP, đồng thời gợi mở, định hướng để báo chí Thủ đô phát triển hơn trong thời gian tới.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ với các đại biểu tại buổi gặp mặt tuyên dương người làm báo tiêu biểu. Ảnh: Thanh Hải |
Phó Chủ tịch thường trực Hội nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi: Độ tin cậy là điều cốt lõi khẳng định vai trò của báo chí
Cơn địa chấn toàn cầu Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có báo chí. Nhưng cũng chính trong đại dịch, báo chí lại khẳng định vị thế của mình trước mạng xã hội trong dẫn dắt và định hướng dư luận. Phóng viên Kinh tế & Đô thị đã trao đổi với Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi liên quan đến vấn đề này.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng, Phó chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi cùng các đại biểu bên lề Gặp mặt, tuyên dương Người làm báo tiêu biểu |
Báo chí với cuộc chiến phòng, chống tiêu cực
Một số vụ việc, báo chí đã đi trước và sau đó thì các cơ quan mới đi sau, vào cuộc. Vừa qua, hàng trăm vụ tham nhũng, lãng phí, quan liêu nếu không có báo chí, tôi cho rằng, trừ công an, cảnh sát, tòa án... thì người dân không biết gì cả. Với tư cách là một độc giả, tôi thấy mình được hưởng thụ rất nhiều thông tin mà báo chí mang lại. Thông qua báo chí, bức tranh chung của đất nước về kinh tế, chính trị, xã hội được thể hiện rõ nét. 90% thông tin người dân thu được thông qua báo chí. Một lần nữa tôi rất cảm ơn lực lượng báo chí đã đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tha hóa.
Các bài báo điều tra của báo Kinh tế & Đô thị |
Cần thiết hoàn thiện cơ chế chính sách cho báo chí
Sau đại dịch Covid-19, Báo chí cách mạng Việt Nam đang thực sự đứng trước những Khó khăn,thách thức mới. Không chỉ dừng lại ở việc thực hiện cơ chế tự chủ với lộ trình triển khai Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, mà báo chí còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng trước sự suy thoái của nền kinh tế. Chính vì vậy, việc nhận diện được thực trạng của kinh tế báo chí và hoàn thiện cơ chế chính sách,bảo đảm ổn định, bền vững tài chính cho các cơ quan báo chí hoạt động là rất cần thiết.
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn chúc mừng Báo Kinh tế & Đô thị. Ảnh: Phạm Hùng |
Báo chí trước đại dịch và thách thức thời đại
Có lẽ chẳng mấy ngành nghề gặp cảnh “tréo ngoe” như báo chí truyền thông mùa Covid-19, khi cơn khát thông tin bệnh dịch bùng lên lại là lúc phóng viên mất việc, tòa soạn đóng cửa hàng loạt. Vậy ngành công nghiệp tin tức toàn cầu đang làm gì trước những thử thách chưa từng có?
Ảnh minh họa. |
Chiến dịch truyền thông phòng, Chống Covid-19: Những dấu ấn khó quên
Trong chiến dịch truyền thông không ngừng nghỉ về phòng, chống đại dịch Covid-19, với quan điểm việc cung cấp thông tin phải bảo đảm “Kịp thời - Minh bạch - Chính xác và Tin cậy”, chúng ta đã huy động sức mạnh của nền báo chí cách mạng Việt Nam, phát huy hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật, huy động các lực lượng, các phương tiện, kết hợp truyền thống và hiện đại, sử dụng triệt để các hình thức tạo ra chiến dịch truyền thông với những dấu ấn thật sự ấn tượng.
Phóng viên tác nghiệp tại Bệnh viện Nhiệt đới TƯ cơ sở 2 trong thời gian dịch Covid 19 bùng phát. Ảnh Phạm Hùng |
Dấu ấn Kinh tế & Đô thị trong Đại dịch Covid-19: Lăn xả vào từng điểm nóng
Là một trong những cơ quan báo chí chủ lực của TP Hà Nội, ngay từ những ngày đầu dịch Covid-19 bùng phát, báo Kinh tế & Đô thị đã tích cực, chủ động vào cuộc làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, góp phần chung tay cùng TP ngăn
Báo Kinh tế & Đô thị hỗ trợ Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội trong công tác đảm bảo nhiệm vụ chống dịch tại Trung tâm giáo dục quốc phòng, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh Phạm Hùng |
Kinh tế & Đô thị - cầu nối giữa chính quyền và người dân
Kể từ khi xuất bản số báo đầu tiên (1/1/1999) đến nay, báo Kinh tế & Đô thị luôn nỗ lực đổi mới, không ngừng cải tiến nội dung, hình thức các ấn phẩm để phục vụ tốt hơn nhu cầu bạn đọc, được Nhân dân Thủ đô và cả nước đón nhận.
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn thăm Tòa soạn Báo Kinh tế & Đô thị. Ảnh: Phạm Hùng |
Những ngày làm báo đáng nhớ
Có lẽ trong cuộc đời làm báo, tác nghiệp ở những điểm nóng như cháy nổ, điều tra vụ việc, hay đặc biệt là thời đại dịch Covid-19 là một trong những kỷ niệm không thể nào quên với những người làm báo, đặc biệt là với cán bộ, phóng viên báo Kinh tế & Đô thị. Trong khi cả thế giới “ở nhà chống dịch”, thì những phóng viên trẻ Kinh tế & Đô thị lại song hành cùng với các lực lượng chức năng làm nhiệm vụ. Ở đâu có thông tin về tình hình dịch bệnh, ở đó đều có mặt các phóng viên, từ các ổ dịch, bệnh viện đang điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 hay ở những khu cách ly tập trung...
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid 19 tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang. Ảnh: Thanh Hải |
Những nhà báo nơi tuyến đầu chống dịch
Tính đến nay, Hà Nội đã trải qua hơn 2 tháng không có thêm ca dương tính với Covid-19 nào mới. Hà Nội và cả nước đã cơ bản khống chế dịch không để bùng phát ra cộng đồng, có được thành quả đó là sự chung sức của cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân. Đặc biệt phải kể đến là đội ngũ y bác sĩ và các lực lượng làm nhiệm vụ trên tuyến đầu chống dịch vững tin, dũng cảm, cùng với đó là sự sát cánh của các phóng viên, nhà báo luôn đồng hành phản ánh thông tin công khai, minh bạch và kịp thời, nhanh chóng truyền tải đến công chúng để nâng cao nhận thức người dân trong phòng chống dịch bệnh.
Phóng viên tác nghiệp trước khu cách ly nhà bệnh nhân 243 tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh. |
Báo chí với doanh nghiệp tích cực trong hỗ trợ, hiệu quả khi đồng hành
Quan hệ giữa báo chí với DN ngày nay không còn đơn thuần là để làm PR, quảng cáo như trước mà đã trở thành mối quan hệ đối tác chiều sâu, vừa giúp quảng bá hay gỡ khó cho DN, vừa giúp nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên sâu cho người làm báo...
Phó Tổng Biên tập Lại Bá Hà và GS.TS Nguyễn Trung Việt ký Biên bản ghi nhớ bảo trợ truyền thông giữa Báo Kinh tế & Đô thị và trường Đại học Thủy lợi. |
Bảo tàng Báo chí Việt Nam Tái dựng bức tranh toàn cảnh về báo chí cách mạng
Ngày 19/6, Bảo tàng Báo chí Việt Nam – nơi kể chuyện báo chí Việt Nam chính thức khai trương trưng bày, mở cửa đón khách. Các không gian trưng bày của Bảo tàng được bố trí trên diện tích gần 1.500m2, phục vụ tối đa nhu cầu của công chúng khi đến với bảo tàng.
Khách tham quan phòng trưng bày Bảo tàng Báo chí Việt Nam. |
Nghề báo, chỉ có thể là sự đam mê
Dịp kỷ niệm ngày truyền thống của Báo chí cách mạng Việt Nam năm nay, Tào Khánh Hưng có bài hát “Nhà báo chúng tôi” giai điệu hào hùng, rộn rã. Hưng tâm sự: Năm trước nghe tin nhà báo trẻ Đinh Hữu Dư (phóng viên thường trú của Thông tấn xã Việt Nam) ngày 11/10/2017 bị lũ cuốn trôi khi đang tác nghiệp tại Cầu Thia, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Thương quá! Tôi cứ nung nấu ý định viết một bài hát về nghề làm báo của mình. Mãi đến tháng Tư vừa rồi mới hoàn thành.
Đại diện Ban biên tập Báo Xây dựng, Phó TBT Tào Khánh Hưng trao quà tặng các chiến sĩ trên đảo Trường Sa |