Báo Kinh tế & Đô thị: Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in cuối tuần ngày 1/8

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nóng bỏng thị trường vàng; Dù giá vàng tăng cũng không nên “lướt sóng”; Lắp đặt thùng rác công nghệ & những thách thức… là những tin tổng hợp hấp dẫn nhất trên báo in Kinh tế & Đô thị cuối tuần ra ngày 1/8/2020.

 Trang nhất số báo 178 - Báo in Kinh tế & Đô thị ra ngày 1/8/2020
Nóng bỏng thị trường vàng
Tuần qua, giá vàng thế giới ghi nhận mức tăng kỷ lục vượt 1.900 USD/ounce còn vàng trong nước cũng được đẩy lên tới 58,1 triệu đồng. Giá trong vàng nước vẫn đang giữ khoảng cách cao hơn thế giới đến 3 triệu đồng/lượng. 
Mua bán vàng tại một cửa hàng ở Hà Nội. Ảnh: Công Hùng
Dù giá vàng tăng cũng không nên “lướt sóng”
Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh vàng Việt Nam Trần Thanh Hải chia sẻ, đây không phải là điểm mua vàng giữ dài hạn vì giá đang trên đỉnh và rất khó dự đoán trong dài hạn.
Ông Trần Thanh Hải - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh vàng Việt Nam.
Lắp đặt thùng rác công nghệ & những thách thức
Cùng với Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội đã và đang triển khai lắp đặt hàng loạt thùng rác công nghệ (thùng rác có gắn 2 ngăn chứa rác thải khác nhau, có gắn pin mặt trời) trên nhiều tuyến phố. Theo nhiều chuyên gia, mô hình này được nhân rộng sẽ vừa thay đổi nhận thức của người dân trong việc phân loại rác thải, vừa góp phần bảo vệ môi trường.
 Các thùng rác công nghệ được lắp đặt trên nhiều tuyến đường ở Hà Nội.
GS. TSKH ĐặnG HùnG Võ: Quy hoạch, xây dựng phải gắn với môi trường sống
Môi trường sống, bao gồm: Công trình xanh, dự án xanh, xử lý nước thải, chất thải, giao thông đô thị, ô nhiễm không khí... đang là những thách thức lớn cho quá trình xây dựng và phát triển đô thị tại Thủ đô Hà Nội. Vì vậy, trong thời gian tới, Hà Nội cần tập trung cả hệ thống chính trị để xây dựng hành lang pháp lý và huy động nguồn lực cho việc này.
Các thùng rác công nghệ được lắp đặt trên nhiều tuyến đường ở Hà Nội.

Thị trường tài chính giữa bão Covid-19: Dòng tiền về đâu?

Giá dầu xuống mức âm, vàng lập hết đỉnh này đến đỉnh khác, thị trường chứng khoán (TTCK) lao dốc hay FED tuyên bố bơm tiền không giới hạn để cứu nền kinh tế… Đó là những diễn biến “chưa từng có trong lịch sử” trên thị trường tài chính thế giới cũng như Việt Nam thời gian qua, nhất là trong bối cảnh “cơn bão” dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp hiện nay. Thị trường sẽ đi về đâu và nên làm gì vào thời điểm này là câu hỏi được nhiều nhà đầu tư đặt ra?
Dịch Covid - 19 bùng phát trở lại đã ảnh hướng lớn đến thị trường tài chính của thế giới và Việt Nam. Ảnh: Công Hùng
SHB và giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp
Ký thỏa thuận hợp tác với Kho bạc Nhà nước (KBNN), Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan để phối hợp thu ngân sách Nhà nước (NSNN) và thanh toán song phương điện tử; hợp tác với Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) để hỗ trợ các DN hội viên nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp cận và sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả..., đó là những khối lượng công việc khổng lồ mà Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đang đẩy mạnh triển khai.
Tổng Giám đốc SHB Nguyễn Văn Lê (thứ 5 từ trái sang) chứng kiến lễ ký kết hợp tác giữa SHB và Kho bạc Nhà nước.
Văn hóa chính trị và góc nhìn “đạo đức người cán bộ” - Bài 3: “Bệnh” tham nhũng ăn mòn nhân cách
Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra, nói đến văn hóa chính trị, trước tiên phải là văn hóa trong Đảng. Trong khi những vụ án tham nhũng hàng nghìn tỷ đồng và cả hành vi “tham nhũng vặt” vẫn đang hiện hữu, đấu tranh để triệt tiêu vấn nạn ấy, chống suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống của “bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên chính là thực hành văn hóa trong chính trị, loại bỏ đi những nét phản văn hóa, tránh làm vẩn đục đạo đức xã hội.
Cán bộ sở Tài chính Hà Nội hướng dẫn người dân làm thủ tục hành chính. Ảnh: Công Hùng
Lý Thường Kiệt - công thần số một của nhà Lý
Nếu thiền sư Vạn Hạnh là người có công đầu trong việc đưa Lý Công Uẩn lên ngôi thì không ai khác, Lý Thường Kiệt là người có công lao bậc nhất đối với triều đại nhà Lý và quốc gia Đại Việt. Một người đương thời với ông là Chu Văn Thường đã ca ngợi: “Riêng ông giúp vua thì nước nhà giàu thịnh nhiều năm. Đó chính là công tích rực rỡ của đạo làm tôi có thể lại nghìn đời sau”.
Khu di tích Đền thờ Lý Thường Kiệt (Tam Giang, Yên Phong), tỉnh Bắc Ninh.
Những xu thế làm việc hậu Covid-19
Hậu đại dịch Covid-19 đã tạo ra một lực lượng lao động “luôn hoạt động”, với điện thoại thông minh tăng kỳ vọng công việc. Đã qua rồi những ngày đăng xuất vào ban đêm - công nghệ đã giúp người lao động có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi.
Làm việc online tại nhà ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh bùng phát. Ảnh: Công Hùng
Liệu pháp châm cứu bằng laser: Sự kết hợp độc đáo giữa y học hiện đại và y học cổ truyền
Liệu pháp châm laser bán dẫn công suất thấp (quang châm) là một trong những ứng dụng laser quan trọng trong y học cổ truyền để điều trị đau, liệt, rối loạn chức năng cơ thể… Đây là sự kết hợp giữa phương pháp châm cứu cổ truyền với chùm tia laser của y học hiện đại, cây kim châm được thay thế bằng chùm tia laser và tác động lên hệ thống các huyệt vị.
 Châm cứu bằng lazer cho bệnh nhân.
Đưa người nước ngoài vào Việt Nam trái phép: Hành vi nguy hiểm cần nghiêm trị
Liên tiếp trong những ngày qua, cơ quan công an các tỉnh, TP đã phát hiện, bắt giữ được những kẻ cầm đầu đường dây đưa người nước ngoài vào Việt Nam trái phép. Trong thời gian này, đây là hành vi nguy hiểm khi gây nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng.
 Một nhóm đối tượng nhập cảnh trái phép bị bắt giữ
Thế giới đã sẵn sàng cho vaccine ngừa Covid-19
7 tháng sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lần đầu tiên cảnh báo về bệnh viêm phổi bí ẩn ở Vũ Hán, Trung Quốc, báo cáo hôm 6/7 của WHO cho biết hiện có 166 loại vaccine đang được phát triển để ngăn chặn virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19.
 Một tình nguyện viên thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa Covid-19 tại Nga.