Trang nhất số báo đặc biệt 113 - báo in Kinh tế & Đô thị ra ngày 18/5/2020 |
Tư tưởng của Bác về xây dựng Đảng và cán bộ: Giá trị trường tồn và nóng hổi tính thời sự
“Trong toàn bộ di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chủ tịch, nội dung nào cũng lớn, cũng giá trị trường tồn, luôn nóng hổi và rất mới, nhưng nội dung về xây dựng Đảng, công tác cán bộ chiếm một vị trí rất quan trọng. Có thể nói, cả cuộc đời của Bác có mối quan tâm lớn đến xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ có đức, có tài, đặc biệt khi Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền”- PGS. TS Bùi Đình Phong (Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) nhấn mạnh trong cuộc trò chuyện với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị trong những ngày tháng Năm đặc biệt này.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị Sơ kết cuộc vận động xây dựng Chi bộ 4 tốt ở ngoại thành Hà Nội, tháng 12/1964. Ảnh: Tư liệu |
Bác Hồ với Thủ đô Hà Nội
Trong suốt cuộc đời hoạt động “vì nước, vì dân”, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho Thủ đô Hà Nội những tình cảm đặc biệt. Hà Nội cũng là nơi gắn với những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người; một trong những nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc lâu nhất, nơi có nhiều địa danh in dấu chân Bác.
Bác Hồ thăm và trò chuyện với cán bộ và Nhân dân Hợp tác xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) ngày 31/1/1965. Ảnh: Tư liệu |
Nhớ Bác - Nghĩ về kiến trúc Hà Nội hôm nay
Trong sự nghiệp hoạt động Cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vấn đề nhà ở cho dân sinh, kiến thiết xây dựng đất nước luôn được Bác quan tâm và chăm lo đặc biệt.
Chủ tịch Hồ Chí Minh xem đề án quy hoạch xây dựng Thủ đô tháng 11/1959. Ảnh: Tư liệu |
“Chính phủ Nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới công thương”
Đại dịch tả và nạn đói kinh hoàng năm 1945, đã cướp đi sinh mạng hơn 2 triệu đồng bào. Trong bối cảnh đó, ngày 13/10/1945, sau khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa non trẻ vừa ra đời được một tháng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết một bức thư gửi cho giới công thương nhấn mạnh vai trò to lớn của giới công thương trong công cuộc kiến thiết đất nước.
Chủ tịch Hồ Chủ tịch thăm Nhà máy diêm Thống Nhất những năm đầu khôi phục kinh tế (1956). Ảnh: Tư liệu |
Tư tưởng lớn trong di sản thơ văn Hồ Chí Minh
Với một gia tài thơ văn được sáng tác trong suốt thời kỳ hoạt động cách mạng, giành chính quyền, có thể khẳng định Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là Người sáng lập ra nền văn học cách mạng trên cả hai mặt lý luận và thực tiễn sáng tác.
Hồ Chủ tịch cho cá ăn sau giờ làm việc năm 1957. Ảnh: Tư liệu |
Thủ tướng dự khánh thành Đền thờ Gia tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngày 16/5, tại tỉnh Nghệ An, nhân dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khánh thành Đền Chung Sơn - Đền thờ Gia tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh - tại Núi Chung, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gắn bó thuở thiếu thời.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành Đền Chung Sơn - Đền thờ Gia tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh VGP |
Tháng Năm nhớ Bác
Trong những ngày tháng Năm lịch sử, Nhân dân cả nước và kiều bào ở nước ngoài bồi hồi xúc động hướng về Bác với tất cả lòng thành kính và biết ơn công lao trời biển của Bác. Trên khắp các con đường, từ vùng quê Bắc đến Nam, nơi đâu cũng diễn ra các hoạt động kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đoàn đại biểu báo Kinh tế & Đô thị vào lăng viếng Bác ngày 14/5/2020. |
Bến nhà Rồng Nơi lưu giữ những tình cảm của Bác với miền Nam
Tháng Năm về TP Hồ Chí Minh dường như phố phường tươi mới lạ thường, nắng vàng rực rỡ lan tỏa trong vòm trời xanh thẳm, cho cảm giác thanh bình. Bến Nhà Rồng vẫn đứng sừng sững in bóng xuống sông Sài Gòn. Cũng chính nơi đây, vào năm 1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã lên con tàu Amiral Latouche Tréville (Pháp) để bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước.
Bến Nhà Rồng là hình ảnh biểu tượng của TP Hồ Chí Minh. |
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ngọn hải đăng cho đối ngoại Việt Nam
Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh là ngọn hải đăng đối với đối ngoại của Việt Nam, đã soi sáng con đường phát triển của đối ngoại Việt Nam và hiện vẫn tiếp tục là một trong những sự đảm bảo chắc chắn nhất cho thành công của đối ngoại Việt Nam trong thế giới hiện đại hiện tại đầy biến động.
Chủ tịch Hồ Chí Minh hoan nghênh các trí thức Mỹ phản đối chiến tranh ở Việt Nam ngày 17/1/1967. Ảnh: Tư liệu |
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ: Định hướng phát triển thành quận là động lực để Hoài Đức bứt phá
“Việc phát triển thành quận của huyện Hoài Đức trong năm 2020 là khó khả thi; quan điểm chỉ đạo của TP trong việc này là chưa “chín” thì không gượng ép” - đây là đánh giá của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ tại cuộc làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Hoài Đức diễn ra vào cuối tuần qua.
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Hoài Đức. Ảnh Thanh Hải |
Tọa đàm “Làm gì để Kinh tế Việt nam phát triển sau dịch Covid-19”: Cơ hội tái cấu trúc khi thế giới biến đổi
Không phải đến đại dịch Covid-19 thế giới mới thay đổi. Với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự đảo lộn tương quan sức mạnh trên phạm vi toàn cầu, thế giới đã thay đổi căn bản cấu trúc và logic phát triển. PGS. TS. Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam chia sẻ tại buổi thảo luận “Làm gì để kinh tế Việt Nam phát triển sau dịch Covid-19” do CLB Cafe Số và báo Kinh tế & Đô thị phối hợp tổ chức cuối tuần qua.
TS Trần Đình Thiên chia sẻ tại buổi tọa đàm. |
Báo Kinh tế & Đô thị trao quà cho người dân phường Kim Giang
Ngày 16/5, báo Kinh tế & Đô thị đã chuyển 100 suất quà đóng góp của các DN, cá nhân đến với các hộ dân phường Kim Giang (quận Thanh Xuân) có khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Minh Đức và lãnh đạo phường Kim Giang trao quà cho người dân. Ảnh Phạm Hùng |