Báo Kinh tế & Đô thị: Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in ra ngày 18/12

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Mở lại đường bay quốc tế: Đón những cơ hội phục hồi kinh tế; Cẩn trọng với biến chủng Omicron… là những tin tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in 296 ra ngày 18/12/2021.

 Trang nhất số 296 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 18/12/2021

Mở lại đường bay quốc tế: Đón những cơ hội phục hồi kinh tế

Thời điểm khôi phục các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ đã được “chốt” vào ngày đầu tiên của năm 2022. Vấn đề trọng tâm bây giờ là xây dựng phương án “mở cửa bầu trời” hiệu quả và an toàn nhất khi mà dịch bệnh Covid-19 vẫn đang vô cùng phức tạp.

 Ngành hàng không có cơ hội phục hồi khi mở lại đường bay quốc tế. Ảnh: Hải Linh

Cẩn trọng với biến chủng Omicron

Kế hoạch phục hồi các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ đã cận kề thì bất ngờ biến chủng mới của dịch bệnh Covid-19 mang tên Omicron xuất hiện. Điều này đòi hỏi ngành hàng không phải xây dựng thêm nhiều phương án đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra.

Tiêm vaccine mũi 3 phòng Covid-19: Cần thiết để có sự bảo vệ lâu dài

Hiện nay, vaccine Covid-19 được xem là "tấm hộ chiếu" an toàn giúp cơ thể được bảo vệ bởi kháng thể, giảm nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2, đặc biệt giảm triệu chứng nặng, giảm nguy cơ nhập viện và tử vong.

Tuy nhiên, các bằng chứng thời gian gần đây cho thấy hiệu quả của vaccine có thể giảm theo thời gian và các loại vaccine Covid-19 hiện đang sử dụng có thể kém hiệu quả hơn đối với biến thể Delta. Do đó, việc tiêm bổ sung mũi vaccine thứ 3 là cần thiết để có được sự bảo vệ lâu dài hơn. Báo Kinh tế & Đô thị đã trao đổi với ông Khổng Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội xung quanh vấn đề này.

 Ông Khổng Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội.

Đường sắt đô thị - bộ khung định hình lại giao thông Hà Nội: Bài 4: Cần cơ chế đặc thù cho đường sắt đô thị

Qua quá trình đầu tư xây dựng 2 tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) số 2A và số 3 có thể thấy, còn quá nhiều khó khăn vướng mắc với loại hình dự án này. Nếu không có cơ chế khác biệt, mạnh mẽ, việc hình thành mạng lưới ĐSĐT Thủ đô sẽ còn chật vật rất lâu.

 Tuyến đường sắt trên cao Nhổn - ga Hà Nội. Ảnh Võ Hải

Cuối năm, sức mua có như mong đợi?

Thu nhập giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên đa phần người tiêu dùng trong nước phải cắt giảm chi tiêu, thắt chặt hầu bao. Theo các chuyên gia, muốn phục hồi kinh tế, một trong những việc Chính phủ cần làm là kích cầu sức mua ở thị trường nội địa.

 Người tiêu dùng mua hàng tại Tops Market. Ảnh: Thanh Hải

Agribank - ngân hàng của nhà nông

Luôn gắn bó sâu sắc với tam nông và góp phần quan trọng vào sự đổi thay của nền nông nghiệp nước nhà, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) được ví như “ngân hàng của nhà nông”. Thời gian qua Agribank luôn nỗ lực đưa dịch vụ tài chính ngân hàng đến với từng thôn xã, từng gia đình ở địa bàn nông thôn, cùng ngành ngân hàng hiện thực hóa Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.

 Khách hàng giao dịch tại Agribank. Ảnh: Việt Dũng

Phát huy sức mạnh nội sinh của văn hóa: Bài 3: Bồi đắp lối sống và làm việc có văn hóa

Trong tiến trình hướng tới mục tiêu chiến lược có tính dẫn hướng thời đại, Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh đặt con người vào trung tâm phát triển, coi văn hóa là nguồn lực nội sinh, động lực tinh thần, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường của con người Việt Nam. Xây dựng văn hóa chính trị được chú tâm hơn bao giờ hết để làm sao hướng đến một đội ngũ cán bộ, đảng viên có trình độ văn hóa, làm việc có văn hóa, sống có văn hóa.

 Đưa quy tắc ứng xử vào cuộc sống đã góp phần tích cực bồi đắp văn hóa công sở. Ảnh: Thanh Hải

Tinh thần phê phán của Nguyễn Văn Vĩnh

Nguyễn Văn Vĩnh (1882 - 1936) là học giả nổi tiếng, được suy tôn là “ông tổ của báo chí”, là người tiên phong hoàn thiện và truyền bá chữ quốc ngữ, là nhà văn, dịch giả có nhiều đóng góp quan trọng đối với công cuộc duy tân văn hóa hồi đầu thế kỷ XX. Ông muốn xây dựng một xã hội, một đất nước dân chủ và văn minh, nhưng trước hết, ông tiên phong và mạnh mẽ trong việc phê phán cái cũ lạc hậu của văn hóa, giáo dục và con người Việt Nam.

 Nguyễn Văn Vĩnh (1882 - 1936).

Xu thế truyền thông kỹ thuật số lên ngôi

Sự lây lan theo cấp số nhân của Covid-19 đã tạo ra những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng. Nhóm APAC Client Insights đã phân tích dữ liệu gần đây nhất và cập nhật về xu hướng tiêu dùng kỹ thuật số đang thay đổi ở Việt Nam.

 Facebook đang làm thay đổi lớn xu thế tiếp cận thông tin của thế giới. Ảnh Thanh Hải

Người chồng cần mẫn

Trước khi lấy anh, chi đã biết anh là người của công việc, cần mẫn đến quên mình. Đó là điều khiến chị thấy anh là thú vị nhưng rồi… trở nên bực bội.

 Ảnh minh họa

Cây xanh cho phòng khách 

Một chút xanh giúp cuộc sống tốt đẹp hơn, làm mềm ranh giới giữa bên trong nhà và bên ngoài nhà, màu xanh mang lại cảm hứng từ thiên nhiên cho phòng khách, mời gọi không gian ngoài trời vào nhà. Nên chọn loại cây dễ tính, ít cần phải chăm sóc.

 Ảnh minh họa.

Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua - dấu hiệu sớm đột quỵ

Một cuộc tấn công thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA) xảy ra khi máu cung cấp cho não bị gián đoạn cho một khoảng thời gian ngắn. Các dấu hiệu cũng giống như người đột quỵ nhưng chỉ kéo dài một thời gian ngắn.

 Ảnh mimh họa.

Hiểm họa bán hàng đa cấp lừa đảo

Lợi dụng sự cả tin và ham muốn kiếm tiền nhanh chóng của một số người dân, không ít công ty kinh doanh đa cấp sử dụng những chiêu trò hết sức tinh vi nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tiền trái phép của các thành viên, khách hàng. Nếu các cơ quan quản lý không khẩn trương vào cuộc kiểm tra, xử lý vi phạm, số người bị “sập bẫy” loại hình kinh doanh này sẽ tiếp tục kéo dài.

Các bị cáo trong đường dây bán hàng đa cấp tại Công ty Nhượng quyền Thăng Long.

Dùng thực phẩm chức năng hỗ trợ sức khỏe mùa dịch?

Trong những ngày dịch bệnh, nhiều người dùng thực phẩm chức năng (TPCN) để điều trị, hỗ trợ điều trị bệnh và phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, TPCN không phải là giải pháp thần kỳ cho sức khỏe nói chung, trong điều trị Covid-19 nói riêng.

 Ảnh minh họa.

Sáng tỏ hơn về Omicron

Các nhà khoa học và các chính phủ trên thế giới vẫn đang theo dõi sát sao để biết, liệu biến thể Omicron vượt trội về số lượng đột biến có quyết định lộ trình của đại dịch Covid-19 hay không.

 Một nhân viên dịch tễ chuẩn bị giải trình tự các mẫu Covid-19 Omicron tại Trung tâm Nghiên cứu Ndlovu ở landsdoorn, Nam Phi, ngày 8/12/2021. Ảnh: AP