Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Báo Kinh tế & Đô thị: Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in ra ngày 22/9

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hà Nội ngày đầu thực hiện Chỉ thị 22/CT-UBND: Nhịp sống “bình thường mới” dần trở lại; Phong tỏa hẹp, quản lý chặt, tuyệt đối không được lơi là…là những tin tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in 221 ra ngày 22/9/2021.

 Trang nhất số báo 221 - Báo in Kinh tế & Đô thị ra ngày 22/9/2021

Hà Nội ngày đầu thực hiện Chỉ thị 22/CT-UBND: Nhịp sống “bình thường mới” dần trở lại 

Từ 6 giờ ngày 21/9, Hà Nội không áp dụng quy định phân vùng; không kiểm soát giấy đi đường đối với các tổ chức, cá nhân di chuyển trong địa bàn TP và mở thêm nhiều dịch vụ. Nhịp sống “bình thường mới” đã dần trở lại trên những con phố, khu dân cư song vẫn đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch.

 Cửa hàng cắt tóc mở cửa ngày đầu sau 2 tháng giãn cách xã hội. Ảnh THanh Hải

Phong tỏa hẹp, quản lý chặt, tuyệt đối không được lơi là

Chiều 21/9, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải – Phó Chỉ huy trưởng Sở Chỉ huy công tác phòng, chống dịch Covid-19 TP chủ trì giao ban giữa Sở Chỉ huy công tác phòng, chống dịch Covid-19 TP với Sở Chỉ huy các sở, ngành, quận, huyện trên địa bàn TP. 

 Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải phát biểu tại buổi giao ban (ảnh chụp qua màn hình). Ảnh Thủy Tiên

Báo cáo tổng họp ý kiến của các đại biểu HĐND TP Hà Nội về các Tờ trình, báo cáo trình tại Kỳ họp thứ 2 HĐND TP

Kỳ họp thứ 2 HĐND TP Hà Nội sẽ xem xét 15 báo cáo và 18 Nghị quyết; đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội (KTXH), an ninh, quốc phòng, dự toán ngân sách 8 tháng đầu năm, quyết định các giải pháp các tháng cuối năm 2021 và thảo luận, xem xét nhiều nội dung quan trọng liên quan đến kế hoạch phát triển KTXH, Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021 - 2025; công tác phòng, chống dịch Covid-19 và việc thực hiện các cơ chế, chính sách của T.Ư và TP trong phòng, chống và hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do đại dịch cùng nhiều nội dung khác thuộc thẩm quyền của HĐND TP.

 Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn cùng Đoàn kiểm tra thị sát một số chốt phòng, chống dịch của phường Chương Dương (quận Hoàn Kiếm). Ảnh Thùy Linh

Mở cửa lại nền kinh tế phải an toàn, linh hoạt

Chính phủ đã có chủ trương và đang chuẩn bị kỹ lưỡng mọi mặt, để trong thời gian tới có thể vừa mở cửa lại nền kinh tế, vừa sống chung an toàn với dịch. Nhưng mở thế nào để người dân được an toàn và DN hoạt động ổn định? Phóng viên báo Kinh tế & Đô thị đã trao đổi với chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực.

 Hoạt động sản xuất tại Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, khu CN Phú Nghĩa. Ảnh Hải Linh

Hỗ trợ khách hàng - chia sẻ và sống còn của ngân hàng

Đại dịch covid-19 đã tác động nặng nề chưa từng có đối với toàn bộ kinh nền kinh tế, xã hội và cuộc sống của người dân. Hàng triệu khách hàng của các ngân hàng đang đứng đứng trước nỗi lo sợ bị một "cú đánh bồi" do vỡ nợ ngân hàng.

Bài 1: Ngân hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 như thế nào?

Đến nay, đã trải qua 3 - 4 tháng giãn cách xã hội, phong tỏa để chống chọi với dịch bệnh, hàng triệu DN điêu đứng, người dân đã cạn kiệt, thì các ngân hàng dường như vẫn sống khỏe nếu nhìn trên những con số kế toán.

 Hoạt động nghiệp vụ tại Techcombank. Ảnh Việt Dũng

Báo động tình trạng vượt ẩu trên đường Vành đai 3

Không còn là hiện tượng, hành vi cố tình đi lấn vào làn khẩn cấp, vượt ẩu trên đường Vành đai 3 đã đến mức báo động, nguy cơ làm gia tăng tại nạn giao thông tại Hà Nội. Cơ quan chức năng cần có biện pháp xử lý triệt để tình trạng này, nhằm đảm bảo ATGT trên tuyến cao tốc đô thị đông đúc nhất của Thủ đô.

 Tình trạng lấn làn, ùn tắc giao thông vẫn thường xảy ra trên đường vành đai 3. Ảnh Đức Anh

Kiến nghị giảm lãi suất vay mua nhà ở xã hội

Năm 2021, năm đầu tiên Chính phủ áp dụng thống nhất mức lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội (NƠXH) tại Ngân hàng Chính sách xã hội, tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định là 4,8%/năm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 và tạo điều kiện tốt hơn cho người thu nhập thấp sở hữu nhà cần xây dựng lộ trình để giảm lãi suất tiền vay mua NƠXH.

 Khu nhà ở Xã hội ECOHOME 3 Tân Xuân, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Ảnh Duy Anh

Quy hoạch thích ứng với đại dịch

Để đảm bảo giãn cách xã hội, phòng, chống sự lây lan của dịch bệnh Covid-19, nhiều chức năng không gian kiến trúc tại đô thị như nhà ở, công viên, quảng trường, sân vận động… đã bị thay đổi. Điều này đã đặt ra thách thức trong phát triển kiến trúc đối với mỗi đô thị, cần phải có dự báo hợp lý trong tương lai, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh.

 Mô hình đạt giải Nhất cuộc thi Ý tưởng kiến trúc cho thời kỳ hậu Covid-19 của TP Seoul có tên “The Invisible Mask” (Mặt nạ vô hình). Nguồn: Archdaily

Chỉ rõ lĩnh vực để có giải pháp ngừa tham nhũng phù hợp

Xác định phòng ngừa là chính và kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, trong thời gian qua, Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh việc công khai, minh bạch trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước; nâng cao vai trò kiểm tra, giám sát, từ đó, đã tạo chuyển biến trong phòng ngừa tham nhũng trên nhiều lĩnh vực.

 Hà Nội tăng cường công khai, minh bạch, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để phòng ngừa tham nhũng. Ảnh Duy Linh

Hoạt động từ thiện - hướng đến chuyên nghiệp hóa, đúng luật - Bài 2: Minh bạch - nguyên tắc hàng đầu

Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng loạt sao Việt đình đám trong showbiz dính ồn ào "sao kê chiếu mệnh". Những thông tin đó nhanh chóng nhận được sự quan tâm của dư luận, nhiều khán giả bày tỏ sự hoài nghi, cho rằng một số nghệ sĩ đã lợi dụng công việc từ thiện để trục lợi. Trong giới nghệ sĩ, không ít người tiếc nuối vì sau những sự việc trên, lòng tin của khán giả với họ bị xói mòn, nhiều người e dè làm từ thiện.

 NSND Kim Cương hỗ trợ người nghèo mổ mắt tại các tỉnh An Giang, Kiên Giang...  Ảnh Mi Ty

Cao đẳng - cánh cửa hẹp với nhiều thí sinh

Sau khi các trường đại học (ĐH) công bố điểm chuẩn, lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển vào các trường cao đẳng (CĐ) tăng khá cao. Trong khi chỉ tiêu xét tuyển của các trường CĐ không còn nhiều nên rất có thể, điểm trúng tuyển sẽ dâng cao hơn so với trước đó.

 Giờ thực hành tại trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội. Ảnh Thanh Hải

Đổi mới phát triển kinh tế trang trại

Kinh tế trang trại được xem là thành tố quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Mặc dù vậy, để phát triển bền vững khu vực kinh tế này, cần thêm nhiều hơn những sự thay đổi, bao gồm cả định hướng chính sách.

 Trang trại nuôi chim bồ câu tại huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội). Ảnh Tùng Nguyễn

Liên kết chuỗi giá trị trong nuôi trồng thủy sản

Từ nay đến cuối năm 2021, Hà Nội sẽ rà soát, mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 600ha, phấn đấu sản lượng thuỷ sản cả năm đạt 120.000 tấn. Qua đó, bảo đảm ổn định nguồn cung mặt hàng này cho người dân Thủ đô.

 Hà Nội dự kiến mở rộng 600ha nuôi trồng thủy sản tại các địa phương.

Khai mạc kỳ họp khóa 76 của Đại hội đồng Liên Hợp quốc: Tìm giải pháp vượt qua đại dịch Covid-19

Sau 2 năm gián đoạn vì đại dịch, hơn 100 nhà lãnh đạo thế giới đã có mặt tại Mỹ để trực tiếp tham dự Phiên họp khóa 76 của Đại hội đồng Liên Hợp quốc (LHQ), khai mạc vào ngày 20/9 tại New York (ngày 21/9 theo giờ Việt Nam).

 Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới Hoa Kỳ dự kỳ họp khóa 76 của Đại hội đồng Liên Hợp quốc. Ảnh Thống Nhất - TTXVN