Việt Nam 2021: Vượt qua nỗi đau, thắp sáng hy vọng
Phải rất khó khăn mới có thể đánh giá chính xác được công tác phòng chống dịch năm 2021 của Việt Nam. Đó là một bức tranh nhiều gam màu, gồm cả đau thương, sự tin tưởng và hy vọng cùng với rất nhiều bài học đắt giá. Biến thể Delta - biến chủng của virus SARS-CoV-2, được thế giới phát hiện lần đầu ở Ấn Độ tháng 12/2020 đã đảo lộn rất nhiều tình hình ở Việt Nam năm Tân Sửu, người Việt lâu nay luôn coi là năm vất vả.
Tiêm Vacine phòng Covid-19 cho người dân trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: Thanh Hải |
Một năm kinh tế ngấm đòn Covid-19
Dịch Covid-19 đã tác động trực tiếp tới mọi mặt của nền kinh tế Việt Nam. Trong 2 năm 2020, 2021, thiệt hại do dịch bệnh gây ra ước tính lên đến 847.000 tỷ đồng, tương đương 37 tỷ USD. Lượng hóa thiệt hại kinh tế mất đi do đại dịch là cần thiết để đưa ra các giải pháp tổng thể đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo bình thường mới.
May hàng xuất khẩu tại Công ty CP may 40, quận Thanh Xuân. Ảnh: Hải Linh |
Xuất khẩu - điểm sáng trong đại dịch
Trải qua một năm với muôn vàn khó khăn do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2021 vẫn đạt kết quả ngoạn mục với giá trị đạt hơn 330 tỷ USD. Hàng loạt mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã về đích sớm trước một tháng, tiếp tục mở ra triển vọng lạc quan cho năm 2022 với những mục tiêu cao hơn.
Sản xuất thủy sản xuất khẩu tại Công ty Godaco, khu CN Mỹ Tho, Tiền Giang. Ảnh: Huy Hùng |
Bất chấp đỉnh dịch, chứng khoán tiếp tục thăng hoa
Bất chấp các đỉnh dịch, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam vẫn lập hết kỷ lục này đến kỷ lục khác. Dù nhiều phiên nhà đầu tư thủng túi, thị trường đỏ rực lao dốc, tuy nhiên, đến những ngày cuối năm 2021, đa số những người tham gia TTCK đều có thể mỉm cười vì danh mục đầu tư không lãi nhiều cũng lãi đôi chút.
Thị trường chứng khoán cuối năm có nhiều biến động. Ảnh: Hải Linh |
Thị trường bất động sản một năm nhiều biến động
Năm 2021 là một năm đầy khó khăn đối với thị trường bất động sản (BĐS), nguồn cung tiếp tục sụt giảm, giá bán tăng. Nhiều thời điểm giá bán tăng vọt làm nhiễu loạn thị trường, cùng với đó là hàng loạt cá nhân, doanh nghiệp bị khởi tố do những hành vi lừa đảo, trốn thuế trong giao dịch chuyển nhượng BĐS, nhưng thị trường vẫn ghi nhận có những điểm sáng.
Một khu chung cư trên đường Kim Mã. Ảnh: Thanh Hải |
Hà Nội linh hoạt, chủ động trong phòng, chống dịch
Hà Nội đã đi qua thêm một năm quyết liệt “chiến đấu” với dịch Covid-19. Hiện dịch vẫn còn diễn biến phức tạp, nhưng có thể thấy rằng, các chiến lược, giải pháp được đưa ra trong từng thời điểm và luôn có sự điều chỉnh để phù hợp với tình hình, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo đã mang lại kết quả.
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid 19 tại quận Bắc Từ Liêm. Ảnh: Thanh Hải |
Hỗ trợ kịp thời cho người gặp khó khăn
Đại dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 khiến người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn, thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP, Nghị quyết 116/NQ-CP, Nghị quyết 15/NQ-HĐND của HĐND TP Hà Nội, đến nay, Hà Nội đã có trên 5.300.000 lượt đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 được phê duyệt hỗ trợ tiền mặt và cho vay với tổng kinh phí trên 6.400 tỷ đồng. Kết quả trên đã cho thấy tinh thần khẩn trương, quyết liệt và sự vào cuộc chỉ đạo sát sao, đồng bộ của cả hệ thống chính trị từ cấp TP đến cơ sở, với quyết tâm giúp người dân sớm được thụ hưởng chính sách, sẻ chia khó khăn, ổn định cuộc sống.
Hỗ trợ cho người dân tại gian hàng O đồng phường Đội Cấn, quận Ba Đình. Ảnh: Hải Linh |
Hàng không, đường bộ thiệt hại nặng
Đã gần 2 năm trôi qua kể từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện ở Việt Nam và cũng từng đó thời gian vận tải khách bằng đường bộ và hàng không chịu ảnh hưởng nặng bởi đại dịch này. Những con số thiệt hại là không thể đong đếm.
Hàng không Việt Nam gặp khó khăn trong dịch Covid-19. Ảnh: Tuấn Anh |
Kinh tế 2022: Những thách thức và triển vọng
Năm 2022, Chính phủ đề ra mục tiêu tăng trưởng 6 - 6,5%. Quá trình phục hồi kinh tế sẽ gặp không ít thách thức, nhiều điểm nghẽn, nút thắt cần được giải quyết.
Sản xuất thiết bị điện thông minh tại khu công nghệ cao Hòa Lạc. Ảnh: Thanh Hải |
10 vấn đề toàn cầu liên quan đến Covid-19
Hai từ khóa nổi bật nhất trong năm 2021 tất nhiên là “Covid-19” và “vaccine” nhưng nhiều người sẽ bất ngờ khi các nhà báo bình luận quốc tế của Kinh tế & Đô thị lại đưa thêm các con số, phân tích thú vị khác.
Tác động khó lường với kinh tế toàn cầu
Mặc dù rất khó để nói chính xác thiệt hại kinh tế bởi Covid-19 sẽ đến đâu, nhưng hầu hết các dự báo và phân tích của giới chuyên gia đều cho thấy những tác động nghiêm trọng kéo dài đối với nền kinh tế toàn cầu.Một bảng thông tin tại Sân bay Haneda ở Tokyo, Nhật Bản, hiển thị loạt chuyến bay bị hủy do lo ngại về biến thể Omicron, tháng 11/2021. Ảnh: AP |
Cuộc đua 100 ngày của vaccine thế hệ mới
Các nhà sản xuất vaccine hàng đầu thế giới đang gấp rút phát triển vaccine Covid-19 thế hệ mới, nhắm thẳng vào biến thể Omicron dưới dạng mũi tiêm tăng cường, sau khi các nghiên cứu ban đầu cho thấy tất cả các vaccine Covid-19 hiện có đều giảm đáng kể hiệu quả trước loại biến thể mới đang lây lan chóng mặt này.Nhân viên của Pfizer làm việc với một dây chuyền sản xuất vaccine. Ảnh: Washington Post |
Một thế giới mới sau đại dịch
Cuộc khủng hoảng Covid-19 là sự kiện đảo lộn cuộc sống nhất mà loài người chúng ta phải đối mặt kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Các nhà khoa học đã nhận ra rằng, thế giới đã được thay đổi và sau đại dịch, và nó sẽ tiếp tục thay đổi để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn và bình đẳng hơn.Chuyến bay đầu tiên chở du khách quốc tế đến Việt Nam trong chương trình thí điểm đón du khách quốc tế, tháng 11/2021. Ảnh: Trần Dũng |
Thế giới vẫn chưa sẵn sàng
Gần 2 năm sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát, giết chết hơn 5 triệu người trên toàn thế giới, hầu hết các quốc gia được cho vẫn chưa sẵn sàng để đối phó với các dịch bệnh có thể nguy hiểm hơn nhiều trong tương lai.Du khách ngồi giữa rừng cờ trắng được sắp đặt ở Thủ đô Washington (Mỹ) để tưởng niệm những người Mỹ đã chết vì Covid-19. Ảnh: AP |