Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Bão số 11 vào đất liền

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đường đi của cơn bão.

Theo Trung tâm Dự báo KTTV TƯ, sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.

 
Dự báo, đêm nay bão số 11 sẽ đổ bộ vào Đà Nẵng.
Kinhtedothi - Đường đi của cơn bão.
Dự báo, trong đêm 14/10, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15km, đi vào đất liền các tỉnh Trung Trung Bộ và suy yếu dần. Đến 10h ngày 15/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,3 độ Vĩ Bắc; 107,0 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt - Lào. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Sau đó, bão tiếp tục di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, tiếp theo áp thấp nhiệt đới suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Đến 22h ngày 16/10 vị trí trung tâm vùng áp thấp ở trên khu vực phía Đông Thái Lan. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6.
 
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 11, ở trạm đảo Lý Sơn đã đo được gió giật mạnh cấp 11; đảo Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Hòn Ngư có gió giật mạnh cấp 8; ở Ba Đồn (Quảng Bình) và T.P Đà Nẵng đã có gió giật mạnh cấp 7; ở Thuận An (Thừa Thiên Huế) có gió giật mạnh cấp 9. Ở các tỉnh Trung Trung Bộ có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to; một số nơi có lượng mưa lớn như đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) 244.4mm, Nam Đông (Huế) 88.5mm; Tam Kỳ (Quảng Nam) 67mm, Đà Nẵng 61mm…

Ngoài ra, khu vực Nam Vịnh Bắc Bộ, vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định (bao gồm cả các đảo Lý Sơn và Cồn Cỏ) do ảnh hưởng của bão đã có gió mạnh cấp 7, cấp 8, sau tăng lên cấp 10, cấp 11, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 12, cấp 13, giật cấp 14, cấp 15. Biển động dữ dội.
 
Các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 10-12, giật cấp 13, cấp 14. Ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Bắc Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to đến rất to. Các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao 3-4m, sóng biển cao từ 6-10m.

Tại Đà Nẵng, lúc 20h gió lớn giật liên hồi kèm khiến cây cối bị quật gãy, mái nhà đã bị tốc... nhiều tuyến đường, khu vực ở trung tâm thành phố đã mất điện, việc đi lại tại thành phố gặp rất nhiều khó khăn. Nhà dân dọc các tuyến đường lớn đều được đóng thêm các thanh gỗ ngang, dọc để tránh gió giật.
 
Do ảnh hưởng của bão, từ chiều tối nay tại các tỉnh Quảng Nam đã có mưa to.
Do ảnh hưởng của bão, từ chiều tối nay tại các tỉnh Quảng Nam đã có mưa to.
Thời điểm 21h đêm 14/10, tại phố cổ Hội An gió giật mạnh cấp 9, 10 kèm theo mưa lớn xối xả, nước sông Hoài dâng cao tràn vào nhiều tuyến đường Bạch Đằng, Hoàng Văn Thụ, Lê Lợi… Nhiều khu vực ở Hội An đã xảy ra sự cố mất điện, các khu dân cư chìm trong bóng đêm. Tại xã đảo Tân Hiệp, Cù Lao Chàm, TP Hội An, gió đang giật mạnh cấp 11, từng cột sóng lớn hơn 5m dội vào bờ, nước tràn trên các con đường gần sát các khu dân cư.
 
Để chủ động đảm bảo an toàn hồ đập chứa nước, chiều 14/10,  Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo PCLB TƯ-Văn phòng Ủy ban Quốc gia TKCN đã có Công điện số 78 gửi Giám đốc Sở NN&PTNT các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Ha Tĩnh, Quảng Bình, Kon Tum và Gia Lai; Giám đốc Công ty Khai thác công trình thủy lợi: Sông Chu, Bắc Nghệ An, Nam Nghệ An, Anh Sơn, Tân Kỳ, Thanh Chương, Phủ Quỳ, Quỳ Hợp, Bắc Hà Tĩnh, Nam Hà Tĩnh, Quảng Bình, Kon Tum, Gia Lai tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Thủy Lợi tại văn bản 1188/TCTL-QLCT ngày 12/10.

Đồng thời, vận hành xả nước, hạ thấp mực nước hồ chứa có dung tích phòng lũ, đảm bảo an toàn công trình và hạ du; rà soát các hồ chứa xung yếu và xây dựng phương án xả lũ khẩn cấp qua tràn sự cố; quan trắc mưa, mực nước hồ, tình trạng công trình, kịp thời thông tin cho chính quyền và nhân dân khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.