Bất động sản Đồng Nai – Tâm điểm hút vốn 2020

Gia Anh - Thu Nhung
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Theo nhận định của nhiều nhà đầu tư và các chuyên gia bất động sản thì sau khu Nam và khu Đông, thị trường khu vực giáp ranh TP.HCM như Đồng Nai đang ngày càng hấp dẫn nhờ những định hướng phát triển đô thị trong tương lai.

Những động lực lớn
Lý giải về độ hấp dẫn BĐS Đồng Nai, giới trong ngành cho rằng sức nóng nhờ lợi thế kết nối hạ tầng giữa khu vực này với trung tâm kinh tế lớn nhất nước là TP.HCM.
Dễ dàng nhận thấy Đồng Nai đang sở hữu hàng loạt dự án giao thông lớn đã và đang và chuẩn bị triển khai như Cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, đường vành đai 3, đường Hương lộ 2...
Đặc biệt, sân bay quốc tế Long Thành - một trong những dự án hạ tầng giao thông quan trọng nhất cả nước hiện nay cũng đang trong giai đoạn nước rút để có thể khởi công vào đầu năm 2021 theo yêu cầu của Chính phủ tại phiên khai mạc kỳ họp cuối năm 2019.

 Lợi thế hạ tầng đang khuấy động thị trường bất động sản Đồng Nai.
Mới đây, UBND tỉnh Đồng Nai đã làm việc với các sở, ngành và địa phương liên quan về công tác nghiên cứu, duyệt quy hoạch dự án xây dựng tuyến đường liên vùng 4 để giải quyết nhu cầu giao thông từ TP. HCM về Đồng Nai và phục vụ cho Cảng hàng không quốc tế Long Thành trong tương lai. Tuyến đường sẽ kết nối đường Vành đai 3 (đoạn qua quận 9, TP HCM) đến Quốc lộ 51 (huyện Long Thành), thông ra ngã tư Dầu Giây - Long Thành, quốc lộ 1 và đường liên tỉnh 769.
Với số vốn lớn lên tới hàng ngàn tỷ đồng, những công trình giao thông lớn không chỉ giúp khai thông việc đi lại, kết nối giao thương, đẩy mạnh phát triển kinh tế mà còn tạo ra đòn bẩy cho thị trường BĐS Đồng Nai nói chung và thành phố Biên Hòa nói riêng tăng trưởng mạnh.
Đô thị sinh thái thông minh: đích ngắm nhà đầu tư
Về phía người mua, nguồn cầu lớn về nhà ở vẫn tiếp tục tăng cao trong khi trên địa bàn thành phố hạn chế cấp phép dự án mới, xu hướng “dòng tiền” dịch chuyển của các nhà đầu tư tại TP.HCM sang các tỉnh lân cận. Trong dòng chảy đó, với những điều kiện thuận lợi về hạ tầng giao thông và vị trí sát vách TP.HCM, hiển nhiên Đồng Nai đang có những lợi thế hơn hẳn các khu vực khác.
Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa - Phó chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển TP.HCM cho biết, thời điểm này đã khá chín muồi để các đô thị sinh thái thông minh lân cận TP.HCM phát triển vì các dự án hạ tầng trọng điểm đã được đồng ý triển khai: Sân bay Long Thành, cao tốc TPHCM Long Thành Dầu Giây, cầu Cát Lái nối quận 2 với Nhơn Trạch. Cùng lúc, nhiều dự án hiện hữu cũng được nâng cấp, chẳng hạn xa lộ Biên Hoà - Vũng Tàu. Bên cạnh đó, hàng trăm dự án lớn nhỏ đang xây dựng hoặc đã đăng ký, trải dài từ Đồng Nai kéo dài tới Bà Rịa.
 Đô thị sinh thái thông minh Aqua City được quy hoạch bài bản thu hút sự quan tâm của giới đầu tư lẫn khách hàng có nhu cầu an cư.
Một trong những đích ngắm tại Đồng Nai hiện nay, có thể kể đến Khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City nằm ở phía Nam Biên Hòa. Dự án nằm ngay trên trục đường lớn Hương Lộ 2 (Ngô Quyền nối dài), sát quốc lộ 51 và cao tốc TP.HCM – Long Thành - Dầu Giây, trong bán kính chỉ 5km đến sân Golf Long Thành và Thủ Đức, 7km đến khu du lịch quốc tế Sơn Tiên, 5km đến bệnh viện quốc tế…
Khi các dự án hạ tầng hoàn thiện, từ dự án chỉ mất khoảng 20 phút đến TP.HCM hay sân bay Quốc tế Long Thành.
 Khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City đầu tiên tại Biên Hòa, Đồng Nai với quy mô hơn 600 ha.
Aqua City được quy hoạch đồng bộ, trong đó, 70% dự án dành cho cảnh quan xanh và các tiện ích nội khu hiện đại, đẳng cấp như công viên ven sông, quảng trường, khu cắm trại… trường học, bến du thuyền, , trung tâm thể thao đa năng… đáp ứng mọi nhu cầu của cư dân nơi đây.
 Bến du thuyền 5 sao tại Aqua City được kỳ vọng là điểm vui chơi giải trí đẳng cấp của khu vực Đông Nam Bộ.
 “Khi cả chính phủ và địa phương cùng bắt tay vì định hướng phát triển chung về hạ tầng thì các doanh nghiệp cũng đang đóng vai trò quan trọng: họ đổ bộ về đó, phát triển và kích hoạt những tiềm năng sẵn có. Trường hợp Aqua City là điển hình của xu thế đó, nên khả năng thành công cao”, ông Hoà đánh giá.