Nhiều tín hiệu khả quan
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, những năm gần đây, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh. Cụ thể, năm 2018 cả nước đã đón trên 15,6 triệu lượt khách quốc tế, tăng 2,7 triệu lượt so với năm 2017. 7 tháng đầu năm 2019, tổng lượng khách quốc tế đạt gần 9,8 triệu lượt, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2018. Dự kiến trong năm 2019, ngành du lịch Việt Nam đón khoảng 103 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế ước đạt 18 triệu lượt, khách nội địa 85 triệu lượt.
Ngành du lịch cũng quyết tâm về đích trước một năm so với mục tiêu tại Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đến năm 2020 thu hút 17 - 20 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 82 triệu lượt khách nội địa.Những diễn biến tích cực của ngành du lịch đang trở thành bệ phóng cho thị trường BĐS du lịch, nghỉ dưỡng phát triển. Tại các khu vực có du lịch biển phát triển như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phú Quốc hay một số thị trường mới như Hạ Long (Quảng Ninh), Hải Phòng... làn sóng đầu tư tập trung mạnh mẽ vào các phân khúc BĐS du lịch, nghỉ dưỡng như villa, condotel, shophouse… góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Đơn cử, tại Phú Quốc (Kiên Giang) từ chỗ là một hòn đảo hoang sơ, gần đây đã trở thành điểm hút vốn đầu tư với hàng loạt dự án BĐS lớn, là một trong những thiên đường du lịch, nghỉ dưỡng. Trong 6 tháng đầu năm 2019, Phú Quốc đón gần 2,3 triệu lượt khách, tăng 35,9% so với cùng kỳ. “Sự tăng trưởng không ngừng của ngành du lịch trong những năm gần đây đã mang đến rất nhiều tín hiệu khả quan cho thị trường BĐS. Khi các khung pháp lý về đầu tư BĐS du lịch hoàn thiện, sẽ tạo ra bước nhảy vọt cho thị trường trong thời gian tới” - ông Lê Xuân Vinh nhìn nhận.Sớm hoàn thiện khung pháp lýChủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Trần Nam cho biết, hiện nay, ngành du lịch của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng mạnh, trung bình từ 15 - 20%/năm. Vì vậy đầu tư vào BĐS du lịch là một trong những kênh đầu tư đầy tiềm năng và mang lại nhiều lợi nhuận trong thời gian tới.Tuy nhiên, hiện nay những quy định về pháp lý cho các sản phẩm BĐS du lịch chưa rõ ràng, đặc biệt là sản phẩm căn hộ, biệt thự du lịch (condotel) chưa có những văn bản hướng dẫn cụ thể, đã tạo ra những khó khăn cho cả địa phương trong việc thu hút đầu tư, DN trong kinh doanh sản phẩm và người dân trong việc sở hữu sản phẩm. Cụ thể, hiện vẫn chưa có quy định liên quan đến condotel là đất thương mại dịch vụ hay đất ở hoặc cả hai, ảnh hưởng đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là lâu dài hay là đất thương mại dịch vụ có thời hạn 50 năm. Một vấn đề khác với condotel là các quy định liên quan đến kinh doanh mua bán, chuyển nhượng sản phẩm hình thành trong tương lai, bảo lãnh cho thuê mua… “Trong khi các văn bản pháp lý chưa hoàn thiện thì các dự án BĐS du lịch vẫn xuất hiện nhiều trên thị trường, cho thấy nhu cầu về dòng sản phẩm này là rất lớn. Vì vậy, Hiệp hội BĐS Việt Nam và các nhà đầu tư kỳ vọng, các quy định pháp lý cho sản phẩm BĐS du lịch cần sớm được hoàn thiện, nhằm tạo cơ sở để thị trường BĐS du lịch, nghỉ dưỡng phát triển bền vững” – ông Nam nói.Liên quan đến vấn đề này, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 11/CT-TTg về một số giải pháp thúc đẩy thị trường BĐS phát triển ổn định, lành mạnh, trong đó yêu cầu Bộ Xây dựng phải bổ sung quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng đối với các loại hình nhà ở chung cư, công trình căn hộ du lịch (condotel), biệt thự du lịch (resort villa), văn phòng kết hợp lưu trú ngắn hạn (officetel)...
Bộ Xây dựng được giao trách nhiệm sửa đổi quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến các loại hình BĐS mới này cũng như xây dựng quy chế quản lý, vận hành condotel, officetel. Chúng tôi cũng sẽ hoàn thành trong năm 2019. Bộ TN&MT sẽ có hướng dẫn về chế độ sử dụng đất đối với công trình xây dựng condotel hoặc kết hợp giữa condotel với nhà ở.Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà |