Ông có thể nói rõ hơn những ngành nghề nào đang và sẽ "hot"?
Theo thống kê của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, nghề Marketing, bán hàng, dịch vụ giao hàng… có nhu tuyển dụng lao động nhiều nhất. Tiếp đến là các công việc về hoạt động sản xuất, nghiên cứu nhưng không nhiều. Mức lương của người lao động (NLĐ) làm các công việc này từ 5 đến 7 triệu đồng/tháng, có ngành 7 đến 13 triệu đồng/tháng.
Khi tuyển dụng nhân sự, các DN có chú trọng nhiều đến bằng cấp?
Cái này tùy thuộc vào tính chất của từng DN. Để tuyển dụng được lao động có chất lượng là điều rất khó. Điều đầu tiên, DN quan tâm đến ngành nghề đào tạo, ở trường nào, tốt nghiệp loại gì là cơ sở ban đầu để tiếp cận với NLĐ. Thông qua các phiên tuyển dụng, chúng tôi đã tư vấn cho DN nếu quá chú trọng đến bằng cấp thì có thể sẽ bỏ qua những nhân sự có khả năng, làm việc hiệu quả khi tiếp nhận công việc của DN.
Tất nhiên, trong bối cảnh DN đang rất cần nhiều lao động nên có những đơn vị không để ý lắm đến bằng cấp. Họ quan tâm đến việc NLĐ có làm được việc không.
Nhiều DN đang kêu khó tuyển được nhân lực, NLĐ lại kêu thất nghiệp. Có phải xu hướng tìm việc làm của NLĐ có thay đổi?
Đúng là thị trường lao động có nhiều vị trí việc làm trống nhưng nguồn lao động tiếp cận lại không đông lắm. NLĐ vẫn luôn kêu thất nghiệp Chúng tôi đang tìm hiểu và nhận thấy cung – cầu có những cái vênh nhau về sự phù hợp giữa tính chất công việc với trình độ, yêu cầu, quyền lợi của NLĐ. Một phần do thị trường, chế độ ưu đãi nhưng NLĐ không thể yêu cầu DN trả mức cao hơn so với mặt bằng chung về tính chất công việc. Không chỉ thế, khi trao đổi với NLĐ tôi thấy nhiều người không có sự gắn bó lâu dài với DN mà đang làm ở nơi này lại nhìn nơi khác. Tôi nghĩ rằng, cho dù công việc có chút vất vả, NLĐ cũng nên tham gia để có thu nhập trang trải cuộc sống thay vì cứ ngồi đó tìm công việc nhàn hạ, lương cao không dễ.
Xin cảm ơn ông!