Bất chấp những sóng gió đang nổi lên khi Phó Tổng thống Joe Biden nhận định: “Trong 100 ngày đầu tiên nếu ông Romney nắm quyền, những ngân hàng lớn sẽ giải phóng phố Wall và sẽ lại đặt tất cả các bạn dưới xiềng xích”, ông Obama vẫn khẳng định sẽ không thay đổi ứng viên phó tướng trong chiến dịch tranh cử. Tuy nhiên, vấn đề mà ông Obama đang gặp phải còn nhiều hơn là những tranh cãi đầy ẩn ý trên chính trường. Nếu như bầu cử Tổng thống năm 2004 là cuộc trưng cầu dân ý về chiến tranh Iraq thì năm 2012 sẽ là một cuộc trưng cầu về kinh tế khi các chính sách kích thích tốn kém vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Mặc dù, kết quả khảo sát của Financial Times vừa công bố cho thấy, hơn 60% trong số 1.700 Giám đốc điều hành được hỏi nhận định việc ông Obama tái đắc cử sẽ tốt hơn cho nền kinh tế toàn cầu. Nhưng ông Romney vẫn đang cố gắng thu hẹp cách biệt với đối thủ thông qua việc hứa hẹn sẽ bãi bỏ luật Dodd-Frank quy định trong lĩnh vực tài chính, mở rộng thêm việc sản xuất dầu khí, nới lỏng kiểm soát môi trường về khai thác than và giảm thiếu các quy định điều chỉnh kinh doanh.
Ứng viên Tổng thống Mitt Romney (phải) và liên danh phó tướng trẻ tuổi Paul Ryan.
Đặc biệt, ngoài vấn đề kinh tế đang đóng vai trò là chìa khóa của bầu cử Tổng thống năm nay, việc xây dựng hình ảnh của ứng viên cũng trở thành yếu tố quan trọng thu hút lá phiếu của cử tri. Hiện, uy tín cá nhân của ông Romney chỉ ở mức 40%, mức thấp nhất của một ứng cử viên Tổng thống kể từ năm 1984. Nếu muốn giành lại quyền lực từ tay đảng Dân chủ, đảng Cộng hòa cần phải nhanh chóng giải bài toán khó này. Tuy nhiên, đây đang là nhiệm vụ “bất khả thi” khi ông Romney không những đã bỏ lỡ cơ hội “đánh bóng” tên tuổi mà còn phạm những sai lầm ngoại giao chết người. Chuyến công du Anh, Ba Lan và Isarel hồi cuối tháng 7 của ông Romney nhằm xây dựng hình ảnh một nhà lãnh đạo mới của nước Mỹ, thu hút lá phiếu của cử tri người Do Thái đã bị các nhà quan sát nhận định là chuyến đi “gây họa”. Việc, ông Romney buột miệng chê bai
Còn chưa đầy 3 tháng nữa, cuộc bầu cử sinh tử tại Mỹ sẽ diễn ra với ưu thế vẫn đang nghiêng về phía đương kim Tổng thống. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn chưa ngã ngũ vì hai đảng Dân chủ và Cộng hòa còn nắm giữ nhiều vũ khí bí mật để tung ra vào phút chót.