Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Bị bán & tự bán

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Khi còn hợp đồng, một cầu thủ có thể bị chuyển nhượng sang đội bóng khác. Nói một cách nôm na là cầu thủ đó “bị bán”. Nhưng khi mà nguồn cung cầu thủ còn hạn chế, cuộc chạy đua quyết liệt giữa các đội bóng ngày càng cao thì các cầu thủ thích được “tự bán mình” hơn là “bị bán”.

KTĐT - Khi còn hợp đồng, một cầu thủ có thể bị chuyển nhượng sang đội bóng khác. Nói một cách nôm na là cầu thủ đó “bị bán”. Nhưng khi mà nguồn cung cầu thủ còn hạn chế, cuộc chạy đua quyết liệt giữa các đội bóng ngày càng cao thì các cầu thủ thích được “tự bán mình” hơn là “bị bán”.

Nguyên nhân sâu xa quan niệm đi ngược với xu thế chung của bóng đá chuyên nghiệp chính là tiền lót tay mà cầu thủ nhận được.

Tại Việt Nam, cầu thủ hết hợp đồng với một đội bóng không hề mất giá. Bị thiệt nhất trong hoàn cảnh này chính là đội bóng, bởi họ mất nguồn thu từ chuyển nhượng cầu thủ. Các đội bóng cũng muốn ký hợp đồng với những cầu thủ đã mãn hạn hợp đồng hơn. Đơn giản bởi khi ấy họ không phải đàm phán, trả tiền chuyển nhượng. Được lợi nhất chính là các cầu thủ được ký hợp đồng mới. Phí chuyển nhượng được dồn cho khoản lót tay và tiền lương tháng cho cầu thủ. Thế mới có chuyện, Công Vinh nhận được hàng tỷ đồng trong khi đội bóng đào tạo anh thành tài chẳng được lấy một xu. Đơn giản bởi, vì thành tích trong mùa giải mà SLNA không chịu chuyển nhượng Công Vinh khi anh còn hợp đồng.

Đã có những tranh cãi và bất đồng giữa các cầu thủ Ngọc Duy, Xuân Thành, Quốc Long, Minh Đức với Thể Công liên quan đến phí chuyển nhượng. Thể Công hét giá từ 2,5 đến 3 tỷ đồng chuyển nhượng cho một cầu thủ mình đang sở hữu. Điều đó có nghĩa, bốn cầu thủ của Thể Công chẳng có đồng lót tay nào, bởi tiền đã được dùng để trả phía chuyển nhượng. Các cầu thủ không thích “bị bán”, bởi quyền lợi của họ bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân sâu xa quan niệm đi ngược với xu thế chung của bóng đá chuyên nghiệp chính là tiền lót tay mà cầu thủ nhận được.

Tại Việt Nam, cầu thủ hết hợp đồng với một đội bóng không hề mất giá. Bị thiệt nhất trong hoàn cảnh này chính là đội bóng, bởi họ mất nguồn thu từ chuyển nhượng cầu thủ. Các đội bóng cũng muốn ký hợp đồng với những cầu thủ đã mãn hạn hợp đồng hơn. Đơn giản bởi khi ấy họ không phải đàm phán, trả tiền chuyển nhượng. Được lợi nhất chính là các cầu thủ được ký hợp đồng mới. Phí chuyển nhượng được dồn cho khoản lót tay và tiền lương tháng cho cầu thủ. Thế mới có chuyện, Công Vinh nhận được hàng tỷ đồng trong khi đội bóng đào tạo anh thành tài chẳng được lấy một xu. Đơn giản bởi, vì thành tích trong mùa giải mà SLNA không chịu chuyển nhượng Công Vinh khi anh còn hợp đồng.

Đã có những tranh cãi và bất đồng giữa các cầu thủ Ngọc Duy, Xuân Thành, Quốc Long, Minh Đức với Thể Công liên quan đến phí chuyển nhượng. Thể Công hét giá từ 2,5 đến 3 tỷ đồng chuyển nhượng cho một cầu thủ mình đang sở hữu. Điều đó có nghĩa, bốn cầu thủ của Thể Công chẳng có đồng lót tay nào, bởi tiền đã được dùng để trả phía chuyển nhượng. Các cầu thủ không thích “bị bán”, bởi quyền lợi của họ bị ảnh hưởng.