Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Bí kíp tránh mất điểm khi làm đề Ngữ văn quốc gia 2019

Thủy Trúc
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi- Với bài tphi môn Ngữ văn, kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019, TS Trịnh Thu Tuyết lưu ý thí sinh “Tuyệt đối không triển khai hệ thống ý, khiến đoạn văn biến thành bài văn thu nhỏ!

Nhiều năm dạy môn Ngữ văn tại trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) và hiện đang tham gia ôn luyện cho học sinh tại Hệ thống giáo dục HOCMAI, cô Trịnh Thu Tuyết luôn nghiên cứu rất kỹ các đề thi môn Văn kỳ thi THPT Quốc gia.
Vì thế, cô Tuyết khuyên thí sinh tốt nhất nên làm đề thi môn Ngữ văn kỳ thi THPT Quốc gia 2019 theo thứ tự từng phần. Điều đó còn giúp các em có thể an tâm, tập trung sức cho câu Nghị luận văn học - có quỹ điểm cao nhất trong đề thi.
Ở phần thi Đọc hiểu, sau khi đọc kỹ Ngữ liệu đọc hiểu, học sinh cần phân biệt câu hỏi theo từng mức độ: nhận biết/thông hiểu/vận dụng và vận dụng cao. Việc xác định ấy giúp các em nắm vững yêu cầu làm bài, không sa đà vào câu nhận biết. Học sinh tập trung phân tích, lý giải cho câu thông hiểu, cũng như thể hiện suy nghĩ độc lập của mình trong câu vận dụng.
 TS Trịnh Thu Tuyết đang hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Ngữ văn.
Phần Làm văn, học sinh cần xác định chính xác yêu cầu nghị luận văn học và viết đủ, đúng, diễn đạt rõ, cấu trúc bài sáng, mạch lạc.
Và, với kiểu yêu cầu phân tích các chi tiết trong tác phẩm văn học như đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT ra cuối năm 2018, thí sinh lưu ý tránh hai điều: Không cắt cúp để phân tích riêng biệt, độc lập các chi tiết. Thí sinh không hòa tan chi tiết trong dòng sự kiện của cốt truyện hay mạch cảm xúc của thơ.
“Các em cần xuất phát từ chi tiết, tìm ra bối cảnh xuất hiện chi tiết, phân tích vị trí, ý nghĩa chi tiết trong tổng thể. Để rồi từ đó, các em hướng tới làm rõ giá trị nội dung hoặc nghề thuật của tác phẩm” – cô Thu Tuyết nhắn nhủ học trò.
Câu nghị luận xã hội luôn yêu cầu nghị luận những vấn đề của cuộc sống xã hội theo quan điểm riêng của mỗi người, vì thế hầu như luôn mang tính chất mở. Với loại câu hỏi này, cô Tuyến lưu ý, điều quan trọng nhất là các em xác định đúng một khía cạnh/1 bình diện nội dung của vấn đề nghị luận theo câu lệnh của đề.
Yêu cầu đó thường được thể hiện trong một từ khóa, ví dụ: Hãy trình bài suy nghĩ của anh/chị về biểu hiện/nguyên nhân/giải pháp/hậu quả hoặc vai trò, ý nghĩa/bài học... của vấn đề/hiện tượng nào đó.
“Tuyệt đối không triển khai hệ thống ý, khiến đoạn văn biến thành bài văn thu nhỏ! Theo hướng dẫn chấm của Bộ hàng năm, giám khảo sẽ không cho điểm tối đa nếu triển khai ý như một bài văn” – cô Thu Tuyết đặc biệt lưu ý.