Việc đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm đòi hỏi mỗi người phải thận trọng trong quá trình mua, giữ vệ sinh trong lúc chế biến, nấu nướng thức ăn. Một số căn bệnh phổ biến thường gặp như ngộ độc thực phẩm, ung thư, thương hàn và cúm… đều có thể bắt nguồn từ việc chúng ta đã tiêu thụ những thực phẩm không an toàn, bị nhiễm khuẩn. Một số bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình: 1. Rửa tay sạch Giữ gìn vệ sinh cá nhân trong khi làm bếp là một trong những yêu cầu rất quan trọng. Bạn nên rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc các dung dịch rửa tay diệt khuẩn trước khi bắt tay vào việc chế biến hoặc nấu nướng. 2. Bảo quản thức ăn đúng cách Cần bảo quản những thực phẩm sống đúng cách để sâu mọt không xâm nhập vào và làm hư, thối chúng. Để bảo quản những thực phẩm khô như gạo, đậu, gia vị…bạn có thể sử dụng các viên thuốc chống mối, mọt.
Khi dự trữ thực phẩm trong tủ lạnh, hãy để mọi thứ riêng biệt và đậy nắp thật kín để phòng tránh sự lây nhiễm vi khuẩn. Thí dụ: không nên để nước thịt sống tiết ra chảy lên bất kỳ món ăn đã nấu chín nào trong quá trình bảo quản. Bảo quản rau xanh và trái cây riêng biệt. 3. Vệ sinh đúng cách nhà bếp và các đồ dùng trong bếp Tất cả các loại chén, đĩa, tô và những dụng cụ nấu nướng phải được rửa sạch. Bạn cần phải đảm bảo rằng sẽ không có thức ăn bị mắc kẹt trong những góc khuất.
Phải chùi rửa sạch sẽ bề mặt bếp, nơi chặt, thái thực phẩm, cũng như thớt, bồn rửa và dao đã được dùng để cắt gọt rau xanh và trái cây. Những đồ vật này nên được cọ rửa sạch sẽ và sử dụng thuốc tẩy để làm sạch mỗi ngày hoặc ít nhất là một lần mỗi tuần, nhằm loại trừ hết vi khuẩn. Bạn nên thay miếng bùi nhùi, cọ nồi mỗi tháng một lần vì chúng có thể trở thành nơi sinh sản lý tưởng của các loại vi khuẩn. Khăn lau chén cũng cần phải giặt sạch mỗi ngày. Hãy dùng thuốc tẩy để khăn được sạch và an toàn hơn. 4. Nấu thức ăn ở nhiệt độ thích hợp Bạn có thể bảo quản thức ăn bằng cách nấu chúng ở nhiệt độ phù hợp nhất. Tất cả các loại vi-rút, vi khuẩn và vi trùng đều bị hạ gục nếu thức ăn được nấu đúng nhiệt độ cần thiết. Thức ăn thừa phải bảo quản trong tủ lạnh. 5. Rửa sạch rau xanh và trái cây Luôn rửa rau xanh và trái cây bằng nước sạch dưới vòi nước đang chảy để loại bỏ vi khuẩn. Rửa sạch các loại rau, củ, quả trước khi cắt, gọt là cách để hạn chế tối đa việc mất chất dinh dưỡng. Nếu rửa rau xanh và trái cây sau khi cắt, gọt, các loại vitamin cũng sẽ bị rửa trôi theo dòng nước. 6. Kiểm tra hạn sử dụng Hãy kiểm tra thời hạn sử dụng của những loại thực phẩm đã được đóng gói trước khi dùng. Bạn nên đọc nhãn mác trên bao bì của các sản phẩm đóng gói, để có thêm kiến thức về các loại thực phẩm đang dùng. 7. Sử dụng các giác quan của chính mình Hãy tin tưởng vào các giác quan của chính mình. Nếu bạn ngửi thấy thực phẩm có mùi lạ hoặc bạn không cảm nhận được mùi vị của món ăn khi nhai chúng thì cần bỏ thực phẩm đó ngay, không cố gắng dùng thêm hoặc mua chúng.
Những bí quyết đảm bảo an toàn thực phẩm được bắt đầu từ việc chọn mua những sản phẩm còn tươi ngon cho đến việc bảo quản những món ăn đã được nấu chín.