Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Bình thường bắt buộc

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sau ba năm ngưng trệ, khuôn khổ diễn đàn đối thoại chính trị và ngoại giao tay ba giữa Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đã được khôi phục với cuộc gặp của Bộ trưởng Ngoại giao 3 nước này ở Hàn Quốc.

Nó bị ngưng trệ năm 2012 bởi Trung Quốc và Hàn Quốc phản ứng bất bình về việc Thủ tướng Nhật Bản tới thăm ngôi đền Yashukuni. Từ đó đến nay, trên thế giới, ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á đã xảy ra nhiều chuyện động chạm trực tiếp đến lợi ích chiến lược trước mắt và lâu dài của cả 3 nước này khiến họ buộc phải tìm cách xích lại gần nhau cho dù những bất hòa vẫn mang tính nguyên tắc và chưa thể được khắc phục. Hay nói cách khác, họ bắt buộc phải tìm cách đưa quan hệ trở lại bình thường mà không bị coi là mất thể diện và yếu thế.
Từ trái qua phải Ngợi trưởng Nhật Fumio Kishida,và đồng cấp hàn Quốc Yun Byung-se và Trung Quốc Vương Nghị trước cuộc họp tay ba tại Seoul ngày 21/03/2015.
Từ trái qua phải Ngợi trưởng Nhật Fumio Kishida,và đồng cấp hàn Quốc Yun Byung-se và Trung Quốc Vương Nghị trước cuộc họp tay ba tại Seoul ngày 21/03/2015.
Nhật Bản vướng mắc với Trung Quốc và Hàn Quốc về quá khứ lịch sử và tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Cả trong tương lai tới, vướng mắc này không thấy có triển vọng được giải quyết mà chỉ thỉnh thoảng lại có lần bị đẩy thành chuyện chính trị an ninh thời sự và gia tăng mức độ căng thẳng. Trung Quốc vướng mắc với Nhật Bản và Hàn Quốc về chuyện hai nước này là đồng minh chiến lược của Mỹ và là những mắt xích quan trọng trong bố trí chiến lược của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương mà Mỹ cho là nhằm đối phó Trung Quốc. Cả vướng mắc này cũng không thể được khắc phục hoàn toàn trong tương lai, nhưng rõ ràng không mang tính cơ bản và khó khắc phục như vướng mắc nói trên.

Trong khi đó, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ lại không thể không cần Trung Quốc để xử lý ổn thỏa vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên mà họ coi là mối đe dọa an ninh, không thể  bỏ qua Trung Quốc trong hợp tác và liên kết khu vực, cũng như không thể đẩy Mỹ vào tình thế vì họ mà khó xử với Trung Quốc. Hơn nữa, muốn cạnh tranh với Trung Quốc về mọi phương diện thì cùng tham gia mọi cuộc chơi quyền lực và ảnh hưởng chứ không vì bất hoà với Trung Quốc mà đứng ngoài để Trung Quốc có thể chi phối hoàn toàn và tận lợi nhiều nhất từ cuộc chơi ấy. Hai ví dụ điển hình là dự án phát triển với tên gọi "Con đường tơ lụa mới" và Ngân hàng Phát triển hạ tầng châu Á.

Trung Quốc có lợi ích thiết thực trong việc tập hợp lực lượng ở khu vực và phân hoá nội bộ phe Mỹ và đồng minh chiến lược. Với hai nước láng giềng khu vực này, Trung Quốc không thể tạo nên mối quan hệ đồng minh chiến lược như Mỹ, nhưng lại có thể gây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược và thành lập khu vực mậu dịch tự do song phương cũng như tay ba. Để thực hiện những ý đồ chiến lược trước mắt và lâu dài, Trung Quốc cần đến cả hai nước này ở chỗ lôi kéo họ vào hợp tác tham gia chứ không phải đối đầu và căng thẳng.

Việc nối lại khuôn khổ đối thoại chính trị ngoại giao này mở ra triển vọng có cuộc cấp cao mới giữa 3 nước trong thời gian tới và có những chuyển biến mới về chính trị an ninh và hợp tác kinh tế, thương mại ở cả khu vực.