Giải phóng hàng tồn
NĐ81 nêu rõ DN có thể áp dụng mức KM tối đa về giá trị của hàng hóa và dịch vụ dùng để KM là 100%, thay vì 50% như trước đây. Giám đốc phụ trách siêu thị Co.opmart Hà Đông Nguyễn Thị Kim Dung cho biết: NĐ81 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều nhóm hàng mang tính thời vụ như hàng may mặc, thời trang, công nghệ vốn có đặc tính thay đổi mẫu mã liên tục nên DN buộc phải giảm giá, thậm chí bán dưới mức giá thành sản xuất để thu hồi vốn.
Theo NĐ 81, hạn mức KM, giảm giá của hàng hóa, dịch vụ được quy định cụ thể: Trong trường hợp tổ chức các chương trình KM tập trung (giờ, ngày, tuần, tháng, mùa KM, giảm giá) thì được KM, giảm giá 100% giá trị hàng hóa, dịch vụ. Hạn mức KM, giảm giá 100% cũng được áp dụng với các hoạt động KM trong khuôn khổ chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng quyết định. Ngoài trường hợp nêu trên, hạn mức KM, giảm giá không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được KM trước thời gian KM.Cũng theo NĐ này, DN không áp dụng hạn mức giảm giá tối đa khi thực hiện KM giảm giá cho hàng hóa dịch vụ khi thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước; hàng thực phẩm tươi sống; hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp DN giải thể, phá sản, thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất kinh doanh. |
Nói cách khác, DN sẽ chủ động cân đối thu - chi để tự đưa ra các chương trình giảm giá cạnh tranh nhất có thể, từ đó sẽ có lợi cho NTD. “Nghị định rất sâu sát khi quy định rõ là không áp dụng hạn mức giảm giá tối đa 100% khi thực hiện KM giảm giá cho các nhóm hàng bình ổn giá, nhóm hàng thực phẩm tươi sống. Bởi 2 nhóm này thuộc nhóm nhu yếu nhạy cảm, cần linh hoạt điều tiết theo nhu cầu thị trường tại từng thời điểm nhất định” - bà Dung nói.Phân tích những lợi ích mà NĐ81 mang lại cho DN nhất là DN bán lẻ, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) Nguyễn Thị Hải Thanh chia sẻ: Các quy định trong NĐ81 đã đơn giản hóa, giảm bớt thủ tục hành chính công cho DN trong quá trình tổ chức chương trình KM. Cụ thể, với chương trình có tổng giá trị dưới 100 triệu đồng, tổ chức KM trên sàn thương mại điện tử... DN không phải thông báo đến Sở Công Thương. Trường hợp cần thực hiện thủ tục thông báo KM hoặc đăng ký KM, DN được quyền lựa chọn gửi hồ sơ qua bưu điện hoặc qua thư điện tử; rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ…Vẫn còn bất cậpTuy nhiên, bên cạnh các quy định tích cực, NĐ81 lại bộc lộ một số bất hợp lý về vấn đề hồ sơ xin giấy phép cơ quan nhà nước mới được phép thực hiện các chương trình KM 100%... Nhiều DN bán lẻ phản ánh, tại điều 17, 19, 21 của NĐ81 ghi rõ DN tổ chức KM chỉ phải khai và nộp đơn là xong, thế nhưng DN phải gửi kèm theo văn bản thỏa thuận, hợp đồng tiêu thụ hàng hóa với các đại lý hoặc DN phối hợp tổ chức, điều này gây khó cho DN trong việc xin phép tổ chức KM. Đánh giá về quy định này, đại diện Ban Pháp chế VCCI cho rằng, khi thực hiện thủ tục thông báo, đăng ký KM, DN phải chuẩn bị các hợp đồng, thỏa thuận với từng thương nhân để nộp kèm theo đơn xin phép. Nếu DN có số lượng đại lý tiêu thụ sản phẩm không nhiều thì quy định này không gây khó khăn, nhưng với DN có mạng lưới đại lý rộng khắp cả nước thì việc thực hiện không đơn giản. Chẳng hạn, với Tổng Công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn, hiện có khoảng 1.200 đại lý cấp 1, như vậy nếu DN tổ chức KM phải làm tới 1.200 hợp đồng, thỏa thuận rồi nộp kèm đơn lên cơ quan chức năng.Thực tế thời gian qua vì vướng quy định chỉ được phép KM không quá 50% giá hàng hóa nhiều DN đã “lách luật” bằng hình thức sau khi giảm giá 50%, nếu khách mua hàng đạt mức 1 triệu đồng sẽ được giảm thêm 10 - 20%. Như vậy, tổng cộng mức giảm đã vượt quá quy định 50%. Tình trạng này dẫn tới sự bất bình đẳng là các thương hiệu lớn thường đăng ký nghiêm túc nên không dám vượt rào, còn nhiều cửa hàng nhỏ giảm đến 70 - 80% nhưng cơ quan quản lý khó phát hiện sai phạm. Mặc dù NĐ81 đã tạo cơ hội cho DN, tiêu thụ hàng hóa, NTD tiếp cận hàng tốt, giá rẻ..., tuy nhiên để thực thi hiệu quả, cơ quan quản lý phải giám sát chặt chẽ DN, qua đó loại bỏ các hoạt động KM giả, KM ảo bảo vệ quyền lợi NTD.