KTĐT - Ngày 11/10 vừa qua, Bộ Tài chính lại gây sốc với các doanh nghiệp (DN) sản xuất xe tải khi gửi công văn 13590/BTC-STC gửi các Bộ Công thương, Kế hoạch & Đầu tư, Giao thông Vận tải và Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô để lấy ý kiến về việc điều chỉnh thuế nhập khẩu xe tải.
Bộ Tài chính cho rằng, xe tải là tư liệu sản xuất của DN để vận chuyển hàng hóa nhưng mức thuế hiện hành với xe tải dưới 10 tấn là tương đối cao trong khi việc sản xuất của DN trong nước chỉ dừng ở việc lắp ráp. Những phụ tùng chính của ô tô như động cơ… vẫn nhập khẩu. Do vậy, Bộ Tài chính dự kiến giảm thuế xe tải nhập khẩu theo hướng chỉ chênh lệch với bộ linh kiện từ 10-15%. Mức thuế xe tải nhập khẩu mà Bộ Tài chính dự kiến như sau: Với xe tải dưới 5 tấn hiện thuế nhập 80% sẽ điều chỉnh xuống còn 30%, với xe tải từ 5 - 10 tấn mức thuế hiện hành 54 - 55% sẽ điều chỉnh xuống còn 25%, với xe tải từ 10 - 20 tấn mức thuế hiện 30% sẽ điều chỉnh xuống còn 25% và xe từ 20 - 45 tấn mức thuế hiện 8% sẽ nâng lên 15%.
Nếu văn bản này được thông qua và có hiệu lực thì đây sẽ là đòn đánh nặng tay với các DN sản xuất lắp ráp xe tải. Theo nhiều DN sản xuất ô tô tải, văn bản này đúng là kiểu văn bản chính sách được soạn thảo trong phòng máy lạnh không hề hiểu biết thực trạng sản xuất ô tô tải Việt Nam hiện nay và điều đáng nói là lại không phù hợp với cam kết của Việt Nam với WTO.
Trước hết, về sản xuất ô tô tải ở Việt Nam hiện nay, các loại xe tải dưới 10 tấn trong nước đã sản xuất được và các DN sản xuất đã đầu tư sản xuất chỉ trong vòng 5 năm nay. Họ đã đầu tư nhiều máy móc thiết bị sản xuất nhiều chi tiết phụ tùng theo yêu cầu và chủ trương nội địa hóa của Chính phủ. Chẳng hạn, Công ty Vinaxuki từ vốn ban đầu 300 tỷ đồng đã đầu tư thêm lên tới 1.000 tỷ đồng tăng dần tỷ lệ nội địa từ 15% - 40% theo từng model xe. Do các nhà máy sản xuất xe tải đều mới được đầu tư trong thời gian ngắn nên giá thành sản xuất còn cao, áp lực thu hồi vốn đầu tư lớn. Nếu bất ngờ hạ thuế nhập khẩu xe tải như đề xuất của Bộ Tài chính thì sẽ đi ngược lại với chủ trương phát triển công nghiệp ô tô trong nước, "bóp chết" các DN đang nỗ lực xây dựng công nghiệp ô tô với tỷ lệ nội địa hóa cao. Trong tình hình chống nhập siêu, đề xuất của Bộ Tài chính đã khuyến khích nhập siêu ô tô tải là những sản phẩm trong nước sản xuất được.
Điều khiến cho dư luận ngạc nhiên chính là việc bất chấp các cam kết với WTO của Bộ Tài chính. Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, các nước đàm phán với ta luôn gây sức ép để Việt
Xin nói thêm rằng, trước đây, Bộ Tài chính đã ban hành chính sách giảm thuế với thịt đông lạnh nhập khẩu sớm hơn 3 năm khiến chỉ trong 7 tháng đầu năm 2010, 60.000 tấn thịt ồ ạt nhập vào Việt Nam làm cho hàng triệu người chăn nuôi điêu đứng. Khi dư luận lên tiếng Bộ Tài chính mới có văn bản nâng thuế trở lại 40% như Việt
Dư luận không thể không đặt câu hỏi, tại sao Bộ Tài chính liên tục ban hành chính sách rút ngắn lộ trình đã cam kết với WTO như vậy. Tại sao không tuân thủ những lộ trình đã cam kết nhất là khi "đi sớm" chỉ thiệt hại cho sản xuất trong nước?