Trụ sở Ngân hàng T.Ư Nhật Bản (BOJ) tại Tokyo. |
Thông tin trên được trích từ các ý kiến do thành viên hội đồng quản trị của Ngân hàng T.Ư Nhật Bản (BOJ) cung cấp qua cuộc họp từ ngày 30 – 31/1 vừa qua. Được biết, những dấu hiệu khởi sắc của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới được cho là do có tác động từ sự phát triển trong ngành xuất khẩu, chi số tiêu dùng và vốn đầu tư. Song, giới chuyên gia cảnh báo rằng, sẽ phải mất thời gian để đạt được kỳ vọng trong mục tiêu lạm phát đã đề ra.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng tin rằng, việc BOJ duy trì chính sách nới lỏng như hiện nay rất thích hợp và khuyến nghị BOJ không nên thay đổi chính sách một cách vội vàng. “Kể từ cuối năm 2016, nền kinh tế Nhật Bản đã có dấu hiệu phục hồi nhờ sự cải thiện của nền kinh tế toàn cầu, cùng các biện pháp kích thích kinh tế của chính phủ và việc tăng cường nới lòng tiền tệ”, một thành viên của BOJ cho biết.
Hiện, BOJ vẫn tiếp tục giữ nguyên chính sách và nâng dự báo tăng trưởng, song vẫn cảnh báo rằng, mục tiêu lạm phát 2% rất khó để thực hiện được. Nhiều chuyên gia bày tỏ sự thận trọng cũng như quan ngại về những nguy cơ xung quanh các chính sách của chính quyền tân Tổng thống Mỹ Donald Trump và sự kiện Anh rời Liên minh châu Âu (EU).
Trước việc tân Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều khả năng áp dụng chính sách bảo hộ thương mại, một số chuyên gia kinh tế cho rằng, điều này sẽ đặt ra mối đe dọa cho Nhật Bản. Bởi, Mỹ là thị trường lớn nhất của ngành xuất khẩu xe và phụ tùng ô tô Nhật Bản.