Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Bốn lựa chọn của ông Trump sau khi Tòa ngưng lệnh cấm nhập cư

Tú Anh (Theo USAToday)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sau khi bị Toà phúc thẩm bác đề nghị nối lại lệnh cấm nhập cư, Bộ Tư pháp của chính quyền Tổng thống Donald Trump có 4 lựa chọn để phản kháng.

Hôm 9/2, Tòa Phúc thẩm Mỹ khu vực số 9 đã ra phán quyết tiếp tục ngưng thực hiện sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump cấm dân 7 nước Hồi giáo vào Mỹ. Phán quyết này ủng hộ lệnh hạn chế tạm thời sắc lệnh này của thẩm phán Tòa Tòa liên bang khu vực phía tây bang Washington James L. Robart ban hành ngày 3/2. Bộ Tư pháp gửi đơn yêu cầu Tòa phúc thẩm Mỹ khu vực số 9 bác lệnh hạn chế tạm thời này vào ngày 4/2.
Tòa án phúc thẩm khu vực 9 đã bác bỏ yêu cầu khôi phục lệnh cấm nhập cư gây tranh cãi của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trong tuyên bố hôm 9/2, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết trong một tuyên bố rằng sẽ xem xét các bước đi sau đây:
1.Đưa vụ việc lên Tòa án Tối cao
Chính quyền Tổng thống Trump có thể gửi vụ việc trực tiếp lên Tòa án Tối cao. Đó là con đường khó khăn, bởi tòa án này vẫn thiếu một thẩm phán, với số lượng 8 thẩm phán, khả năng cao là tỷ lệ chống–thuận sẽ cân bằng ở 4-4 giữa các vị có quan điểm bảo thủ và tự do.
Trong khi ứng viên thẩm phán tối cao mà Tổng thống Trump đề cử, ông Neil Gorsuch, vẫn đang chờ được phê chuẩn ở Thượng viện, toà án có thể quyết định không nhận phân xử vụ việc này. Cần ít nhất 5 phiếu để đảo ngược phán quyết do Tòa phúc thẩm khu vực 9 đưa ra hôm 9/2.
2.Kháng cáo với Tòa án phúc thẩm toàn thể
Bộ Tư pháp có thể trình phán quyết của ban hội thẩm bao gồm 3 thẩm phán lên Tòa phúc thẩm toàn thể khu vực 9.  Tòa án này dự kiến có tới 11 thẩm phán, sẽ xem xét lại vụ việc và đưa ra phán quyết mới. Tuy nhiên, cánh cửa này cũng khó khăn bởi tòa án San Francisco được coi là mang quan điểm tự do nhất nước Mỹ.
Tính tới nay, 18 thẩm phán tại đây từng được các Tổng thống từ đảng Dân chủ bổ nhiệm, so với 7 người được các Tổng thống Cộng hòa bổ nhiệm. Chính quyền ông Trump có thời hạn 14 ngày để yêu cầu kháng cáo lên tòa án này.
3.Đưa vụ việc trở lại bang Washington
Một lựa chọn khác là chấp nhận phán quyết của Tòa phúc thẩm khu vực 9 hôm 9/2 và đưa vụ việc trở lại Tòa án liên bang tại Seattle, nơi đầu tiên ngưng sắc lệnh của ông Trump.
Phán quyết của Tòa án liên bang 9 chỉ liên quan tới thẩm phán Seattle - ông James Robart hạn chế tạm thời lệnh cấm của Trump. Sự “tạm thời” ở đây kéo dài không lâu, chỉ trong 14 ngày. Bước tiếp theo mà chính quyền ông Trump kỳ vọng là một lệnh án sơ bộ để thay đổi lệnh hạn chế. Phiên điều trần về một án lệnh sơ bộ đã được sắp xếp. 
4. Ban hành sắc lệnh mới
Phán quyết của Tòa phúc thẩm cũng gợi ý về một sắc lệnh cấm di trú với quy mô nhỏ hơn, thay vì áp dụng với toàn bộ công dân từ 7 quốc gia đa số Hồi giáo.
Toà án phúc thẩm lưu ý rằng Văn phòng Cố vấn của Nhà Trắng đang đề xuất cho phép một số công dân được cấp quyền cư trú hợp pháp tại Mỹ nhập cảnh như bình thường. Toà cho rằng những thay đổi này cần do chính Tổng thống Trump ban hành. Với sắc lệnh mới, chính quyền Mỹ có thể loại bỏ những sơ hở hướng đến bảo vệ các nhóm tôn giáo thiểu số, từ đó khiến Hồi giáo không còn là lý do chính của lệnh cấm.