Dù vậy, kết quả cuộc bầu cử sẽ chỉ xác định một phần hướng chính sách đối ngoại của Mỹ trong thời gian tới.
Các nhà phân tích ở châu Á đã dự đoán 4 khả năng biến chuyển trong chính sách đối ngoại của Mỹ trong thời gian tới: Washington sẽ ngày càng tập trung vào Trung Quốc, Quốc hội Mỹ sẽ hỗ trợ các sáng kiến ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương với nguồn lực lớn hơn, Tổng thống Trump sẽ bớt ràng buộc trong việc sử dụng quyền lực, và đáng ngạc nhiên, người Mỹ sẽ có khả năng tăng cam kết với luật pháp.
Tổng thống Mỹ Donald Trump |
Tại Trung Quốc, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence trong bài phát biểu vào ngày 4/10 đã tuyên bố rằng Trung Quốc đe dọa lợi ích quốc gia của Mỹ. Ông Pence đồng thời dẫn các hoạt động kinh tế thiếu công bằng của Bắc Kinh để minh chứng cho quan điểm trên. Các hoạt động này bao gồm ăn cắp tài sản trí tuệ, chuyển giao công nghệ cưỡng ép, trợ giá công nghiệp ở mức cao và duy trì nhiều hình thức cưỡng chế kinh tế khác nhau áp dụng cho các quốc gia không tuân thủ; và chi tiết hóa việc sử dụng quân đội Trung Quốc chống lại các đồng minh của Mỹ và những nỗ lực của Bắc Kinh đẩy Mỹ ra khỏi khu vực phía tây Thái Bình Dương.
Giới phân tích từng nhận định, bài phát biểu của ông Pence mang tính chính trị, trong khi không đề cập đủ đến cáo buộc Bắc Kinh can dự vào cuộc bầu cử sắp tới, cũng như không đưa ra được các phản ứng của Mỹ. Các khẳng định này đều xác thực, tuy nhiên vẫn còn thiếu sót 1 điểm to lớn. Đó là Trung Quốc đang ngày càng trở thành tâm điểm của chính sách đối ngoại và các vấn đề an ninh của Mỹ. Bất chấp Tổng thống Trump và sự biến động liên tục của Nhà Trắng, thực tế mọi cơ quan chính phủ Mỹ đều thừa nhận sự cần thiết phải có một mối quan hệ cạnh tranh hơn với Trung Quốc, nhất là dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình.
Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Quốc hội Mỹ được coi là phép thử cho các chính sách của Washington dưới thời Tổng thống Donald Trump. |
Một phần để đáp ứng với sự “hung hăng” ngày càng gia tăng Trung Quốc, và một phần như là một phản ứng với Tổng thống Trump, Quốc hội Mỹ đã nỗ lực trấn an các đối tác và các đồng minh, đặc biệt ở khu vực châu Á. Các cơ quan lập pháp không có thẩm quyền đưa ra các chính sách đối ngoại, tuy nhiên lại có khả năng tài chính. Trong thời gian gần đây, Quốc hội Mỹ đã cho thấy họ sẵn sàng tăng chi để “đầu tư” cho một chiến lược gắn bó chặt chẽ hơn với châu Á.
Quốc hội Mỹ gần đây đã thông qua ngân sách quốc phòng trị giá 716 tỷ USD trong năm 2019, tăng 2,28% so với năm ngoái. Trong đó, Quốc hội Mỹ mở rộng số lượng các quốc gia đủ điều kiện nhận thiết bị và đào tạo, với mục đích hỗ trợ nỗ lực của các quốc gia ở châu Á để chống lại sự “xâm lược hàng hải” của Bắc Kinh.
Cuối cùng, Quốc hội Mỹ cũng đã thúc đẩy, dù chưa chính thức thông qua, một Đạo luật Sáng kiến Tái bảo đảm châu Á. Bước đi này có thể giúp chính quyền Mỹ đổ thêm 7,5 tỷ USD trong vòng 5 năm tới nhằm tăng cường khả năng quốc phòng các đối tác châu Á, hỗ trợ chương trình chống khủng bố ở Đông Nam Á... Dù về lâu dài, chi tiêu của Mỹ sẽ tiếp tục bị giới hạn, Quốc hội Mỹ có vẻ sẵn sàng tăng chi cho các sáng kiến ủng hộ châu Á trong trung hạn.
Thay đổi thứ ba từ chính sách đối ngoại của Mỹ có thể xuất hiện trong lĩnh vực tư pháp. Các tòa án không thể đưa ra chính sách đối ngoại cho Mỹ, trong khi nhánh tư pháp có khả năng các giới hạn quyền lực của tổng thống khi xuất hiện nghi ngờ về tính hợp hiến của các hành động của chính phủ. Điều này có thể có ý nghĩa đối với chính sách đối ngoại Mỹ, bao gồm cả việc sử dụng quân lực, chính sách nhập cư và cả khả năng Tổng thống Mỹ chịu luận tội…
Cuối cùng, đó là tâm nguyện của người Mỹ, dù không trực tiếp định hình chính sách đối ngoại của nước này, nhưng lại góp phần thiết lập các đường bao rộng cho chính phủ tam cực. Mặc dù hầu hết các nhà bình luận chính trị đều đồng ý rằng cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016 không phải là cuộc trưng cầu dân ý về quan điểm của Mỹ trên thế giới, nhưng cũng đặt vấn đề này vào trọng tâm.
Dữ liệu gần đây nhất - một cuộc thăm dò năm 2018 của Hội đồng Toàn cầu Chicago - cho thấy sự ủng hộ cho các liên minh và cam kết quốc phòng của Mỹ, việc tham gia vào các hiệp định và tổ chức quốc tế, và vấn đề thương mại tự do đang gia tăng. Điều này đặc biệt chính xác đối với các liên minh ở châu Á. Hỗ trợ của Mỹ cho các mối quan hệ mạnh mẽ ở châu Á đã tăng đều kể từ năm 2012.Đại đa số (66%) ủng hộ việc sử dụng quân đội Mỹ để bảo vệ các đồng minh của Tổ chức Hiệp ước Châu Á và Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong trường hợp bị tấn công và đa số (61%) tin rằng Mỹ nên tham gia Hiệp định TPP-11, dù Tổng thống Trump đã rút Washington khỏi hiệp định tiền thân. Thậm chí, 91% người Mỹ đồng ý rằng nước này “nên phối hợp với các đồng minh và quốc gia khác để đạt được mục tiêu chính sách đối ngoại".
Cuối cùng, chính sách đối ngoại của Mỹ cũng có thể thay đổi để phản ứng với các sự kiện bên ngoài. Từ sự kiện Trân Châu Cảng đến các vụ tấn công ngày 11/9, các sự kiện bên ngoài thường tái cấu trúc nhu cầu an ninh quốc gia. Về vấn đề này, một số cú sốc có thể thúc đẩy chính sách của Mỹ, ví dụ như một cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ, hay một cuộc tấn công khủng bố lớn hoặc thử nghiệm tên lửa mới của Triều Tiên. Khi được hỏi những gì ông lo sợ nhất, Thủ tướng Anh Harold Macmillan được cho là đã nói với Tổng thống Mỹ John F. Kennedy lúc bấy giờ rằng: "các sự kiện, cậu bé thân yêu, các sự kiện."