Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các hãng xe Nhật đối diện nguy cơ thiếu điện

Chia sẻ Zalo

KTÐT - Ngay cả trong trường hợp có đủ nguồn cung linh kiện, phụ tùng để khôi phục hoạt động, thì các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản có thể sớm phải đối mặt với một thách thức mới - không đủ điện để vận hành nhà máy.

KTÐT - Ngay cả trong trường hợp có đủ nguồn cung linh kiện, phụ tùng để khôi phục hoạt động, thì các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản có thể sớm phải đối mặt với một thách thức mới - không đủ điện để vận hành nhà máy.

Với tình hình nhiều nhà máy điện bị tàn phá bởi thảm hoạ động đất và sóng thần hôm 11/3, khoảng cách giữa sản lượng điện với nhu cầu sản xuất của Nhật Bản ngày một lớn.

 

Các nhà sản xuất ô tô giờ đây đang đau đầu tính cách khắc phục tình trạng thiếu điện. Viễn cảnh không mấy sáng sủa, khi có thêm nhiều nhà máy hoạt động trở lại sau động đất và nhu cầu sử dụng điều hoà tăng lên khi mùa hè tới gần.

 

Vấn đề mấu chốt là liệu có đủ điện để cùng lúc vận hành hai ngành quan trọng nhất của Nhật Bản là sản xuất ô tô và điện tử.

 

Các chuyên gia đang cân nhắc một số giải pháp:

 

- Luân phiên sản xuất giữa hai ngành ô tô và điện tử.

- Giảm tổng lượng tiêu thụ điện năng để đổi lấy nguồn cung nhỏ nhưng ổn định.

- Luân phiên giờ sản xuất giữa các nhà sản xuất ô tô.

 

Hai phương án đầu có vẻ khả thi hơn, theo một cán bộ của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản (JAMA).

 

Thiếu điện mùa hè


JAMA cho biết các nhà cung cấp và các tổ chức công đoàn phản đối phương án thứ ba vì nó sẽ khiến các nhà sản xuất linh kiện, phụ tùng phải làm việc liên tục để đáp ứng nhu cầu của lần lượt các nhà sản xuất ô tô.

 

Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang nỗ lực khắc phục hậu quả của thảm hoạ động đất và sóng thần hôm 11/3 để khôi phục sản xuất. Toyota ngày 28/3 cho biết công ty sẽ tạm ngừng sản xuất các xe hybrid tại Nhật trong một ngày 30/3 để xác nhận nguồn cung phụ tùng.

 

Công ty sẽ khôi phục sản xuất tại nhà máy Tsutsumi ở thành phố Toyota, quận Aichi, và nhà máy Miyata ở Miyakawa, quận Fukuoka, vào ngày 31/3, theo lời người phát ngôn Paul Nolasco của Toyota hôm 28/3.

 

Khi các nhà máy hoạt động trở lại, việc phân bổ nguồn điện hợp lý sẽ là một thách thức lớn. Mục tiêu là tránh việc cắt điện rải rác trong thời gian ngắn như hiện hay để tiết kiệm năng lượng.

 

Tokyo Electric Power Co., công ty cung cấp điện cho thành phố Tokyo và nhiều khu vực ở phía đông Nhật Bản, tuần trước cho biết họ ước tính trong mùa hè này sản lượng điện sẽ giảm 8,5 triệu kW, tương đương giảm khoảng 15% so với nhu cầu cao điểm. Tuy nhiên, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản lại ước tính sản lượng điện sụt giảm trong mùa hè năm nay có thể là 25%, theo tờ Nikkei.

 

Việc thiếu điện sẽ là rào cản đối với nỗ lực khôi phục hoạt động của các nhà máy.

 

Giải pháp cắt điện tạm thời

 

Mặc dù việc cắt điện hàng ngày chỉ kéo dài 3 tiếng, nhưng tác động thực sự tới một nhà máy có thể gấp đôi quãng thời gian đó, do các nhà sản xuất cần chủ động chuẩn bị tắt máy. Nếu ngắt điện đột ngột, máy có thể hỏng. Thêm vào đó, thời gian khởi động máy cũng khá lâu.

 

“3 tiếng cắt điện có thể trở thành 7 tiếng. Giải pháp này không hiệu quả,” một quan chức JAMA cho biết. “Điều chúng tôi muốn là một sự đảm bảo nguồn cung điện ổn định nếu chúng tôi giảm tổng lượng tiêu thụ điện.”

 

Ngành luyện kim cần quãng thời gian dài để làm nóng và nguội vật liệu, nên đặc biệt bị ảnh hưởng bởi việc cắt điện đột ngột.

 

Tuy nhiên, việc tự nguyện giảm tiêu thụ điện không phải là giải pháp được tất cả các nhà sản xuất ô tô ủng hộ, như Mazda, với hoạt động nằm ở phía tây Nhật Bản, nơi không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thảm hoạ động đất vừa qua.

 

Một lãnh đạo Mazda cho biết công ty đang xem xét kế hoạch này. Nhưng ông cho biết ngay cả nếu Mazda giảm tiêu thụ điện thì cũng không có cách gì chuyển lượng điện trong đường dây ở miền tây sang miền đông Nhật Bản, nơi bị ảnh hưởng bởi động đất. Đó là vì phía tây dùng điện tần 60 MHz, còn phía đông dùng điện tần 50 MHz.