Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các nguyên nhân khiến “núi đôi” sưng đau

Chia sẻ Zalo

KTĐT - “Núi đôi” đột nhiên lớn hơn về kích cỡ trong giai đoạn dậy thì là một nguyên nhân gây đau và sưng “núi đôi”.

KTĐT - “Núi đôi” đột nhiên lớn hơn về kích cỡ trong giai đoạn dậy thì là một nguyên nhân gây đau và sưng “núi đôi”.

“Núi đôi” đột nhiên bị sưng đau, nhạy cảm, nhức, mỏi ….trong hầu hết trường hợp là bình thường. Nhưng khi cơn đau vẫn tồn tại và lặp đi lặp lại thì phải coi chừng và nên đi khám sớm.

1. Tăng kích thước “núi đôi”

 

“Núi đôi” đột nhiên lớn hơn về kích cỡ trong giai đoạn dậy thì là một nguyên nhân gây đau và sưng “núi đôi”.

 

Khi mô “núi đôi” tăng kích thước quá nhanh, nó có thể dẫn đến đau và sưng các mô “núi đôi”.

 

2. Có bầu

 

Khi có bầu, lượng hormone trong cơ thể tăng lên, nồng độ estrogen bị mất cân bằng. Các mô “núi đôi” lúc này phải nhường chỗ cho ống dẫn sữa và kết quả kích thước “núi đôi” tăng hơn đáng kể so với khi chưa “bầu bí”.

 

Khi ống dẫn sữa càng ngày càng lớn hơn, “núi đôi” sẽ bị đau nhiều hơn và sưng hơn bình thường.

 

3. Đang cho con bú

 

Nhiều phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ cũng có thể bị đau núi đôi do sữa “về” nhiều, nhanh hoặc bé không chịu bú, bú không hết.

 

4. Tiền kinh nguyệt và trong “chu kỳ”

Đau “núi đôi” là một triệu chứng khá phổ biến của hội chứng tiền kinh nguyệt ở các phụ nữ. Trước khi chu kỳ kinh ghé thăm, cơ thể hầu hết phụ nữ phải trải qua những thay đổi nội tiết. Sự xuất hiện các mô xơ ở “núi đôi” gây ra sưng và đau. Một số phụ nữ đau “núi đôi” trong suốt thời gian trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt.

 

Hiện tượng đau núi đôi này có thể chấm dứt ngay khi “nguyệt san” kết thúc và cứ “đến hẹn lại lên”.

 

4. Mãn kinh

 

Trong thời kỳ mãn kinh, cơ thể phụ nữ thường mất cân bằng hormone estrogen. Điều này có thể dẫn tới hiện tượng đau “núi đôi”. Nếu cảm thấy đau kéo dài thì nên đi khám bác sỹ và có thể bạn sẽ được điều trị bằng bằng liệu pháp hormon HRT để cân bằng hormone estrogen trở lại bình thường.

 

5. U lành tính

 

U lành tính ở ngực thường do sự liên kết giữa các mô tế bào “có vấn đề”. Có thể cảm nhận rất rõ điều này hoặc thấy đau đau khi sờ tay vào các cục u nhỏ nơi “vùng núi”.

 

6. Ung thư “núi đôi”

 

Ung thư “núi đôi” thường ảnh hưởng đến lớp lót bên trong của ống dẫn sữa hoặc tiểu thùy, khiến chúng trương lên. Đau nhức “núi đôi”với các vết tấy sưng đỏ hay các vết nứt màu xanh… là dấu hiệu phổ biến có liên quan với bệnh ung thư vú.

 

7. Viêm “núi đôi”

 

Viêm “núi đôi” là một nhiễm trùng khiến các mô “núi đôi” bị sưng lên và trở nên đau nhức. Đây là một hiện tượng bình thường ở phụ nữ cho con bú do bị tắc ống dẫn sữa. Nó cũng xảy ra do một loại vi khuẩn xâm nhập vào các mô “núi đôi”.

 

Có thể cảm thấy u vú hay vùng da dày lên nếu khối u này phát triển thành bọc mủ. Ngoài ra, còn có cảm giác đau ở ngực, núm vú tiết dịch...