Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các nước trong ASEAN vẫn tạo ra khối đoàn kết

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 28/7, bên hành lang Quốc hội, Phó Thủ tướng – Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã trao đổi với báo chí về kết quả hội nghị Ngoại trưởng ASEAN (AMM) lần thứ 49, trong đó có tuyên bố về Biển Đông.

Các nước trong ASEAN vẫn tạo ra khối đoàn kết - Ảnh 1Tại Hội nghị AMM49 vừa qua ở Viêng Chăn (Lào), vấn đề Biển Đông đã được đặt ra và nhiều quốc gia trong khu vực đã nêu ý kiến về vấn đề này. Có một tuyên bố về Biển Đông, các nước ASEAN cũng đã có tranh luận, ý kiến đối lập, thể hiện quan điểm rất khác nhau, quan điểm của Phó Thủ tướng trước vấn đề này?

- Đương nhiên phải đấu tranh, vấn đề quan trọng nhất là phải duy trì được vai trò trung tâm đoàn kết trong ASEAN trên tất cả các vấn đề. Từ trước đến nay vẫn cho rằng trong ASEAN không đạt được đồng thuận, nhưng mà hội nghị ASEAN tại Lào đã đạt được tuyên bố chung, trong lời lẽ đó vấn đề Biển Đông đã đạt được tất cả các yếu tố mà từ trước đến nay đã đạt được, mà thậm chí còn hơn thế nữa. Thứ nhất, đó là khẳng định lại tiếp tục quan tâm lo ngại về tình hình mà tình hình đó là các hoạt động gây căng thẳng trong đó có vấn đề các đảo. Vấn đề thứ hai là khẳng định các bên phải kiềm chế, trong đó có cả kiềm chế các hoạt động gây ra căng thẳng. Thứ ba là nhắc lại phải giải quyết vấn đề bằng vấn đề hòa bình ổn định trên cơ sở luật pháp quốc tế và công ước Luật Biển.

Cái mà dư luận quan tâm là tại sao không đề cập đến vấn đề Tòa án và các biện pháp ngoại giao pháp lý. Vì trên thực tế và điều đó đã được khẳng định ngay tại phần đầu tiên, xây dựng cộng đồng ASEAN và xây dựng cộng đồng cho đến năm 2025 đưa ra một nguyên tắc mà từ trước đến nay trong các văn kiện chưa đưa ra đó là nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình và phải tôn trọng các biện pháp pháp lý và ngoại giao trên cơ sở luật pháp quốc tế và công ước Luật Biển. Tại sao phải gắn giữa công ước Luật Biển với các biện pháp ngoại giao pháp lý vì đó là điều mà các nước muốn nói. Hàm ý khu vực Đông Nam Á có vấn đề gì ngoài vấn đề giải quyết các vấn đề trên biển, gắn vào vấn đề trên biển như thế thì không đưa vào phần Biển Đông, nhưng mà nêu ở phần trang trọng là xây dựng cộng đồng các nguyên tắc. Điều đó là thành công lớn của hội nghị lần này. Khẳng định lại vai trò trung tâm tính đoàn kết, đồng thời giải quyết các vấn đề bằng biện pháp hòa bình tôn trọng các biện pháp ngoại giao, pháp lý. Không nói đến vụ kiện nhưng đó là những hàm ý rất lớn.

Vậy thưa Phó Thủ tướng, quan điểm của các quốc gia Đông Nam Á về PCA như thề nào trong quá trình trao đổi?

- Khi mà vụ kiện đưa ra, đây là vụ kiện pháp lý giữa Philippines và Trung Quốc, các nước cũng đã có những cách thức đề cập khác nhau. Ví dụ chúng ta như lời người phát ngôn nói là hoan nghênh việc ra tuyên bố và tiếp tục nghiên cứu vì Việt Nam là nước nằm ở khu vực Biển Đông, có lợi ích trong khu vực này. Các nước khác trong đó có nhiều nước trong ASEAN thì nói là ghi nhận tuyên bố này. Còn một số nước không nói về vụ kiện nhưng nói trong bối cảnh hiện nay mong muốn giải quyết bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và công ước Luật Biển. Nhưng tựu chung lớn nhất là các biện pháp phải là giải quyết hòa bình và quan trọng nhất là tôn trọng luật pháp quốc tế và công ước Luật Biển 1982…. Còn các nước ngoài khu vực thì tùy từng mức độ khác nhau, nước thì hoan nghênh, nước thì nói rằng đây là phán quyết mang tính chất cuối cùng, cũng có nước không chấp nhận phán quyết của Tòa án. Trong hội nghị đã có 16 cuộc họp các cấp bộ trưởng khác nhau với các đối tác khác nhau. Tùy mức độ khác nhau thì các nước có những đề cập cụ thể.

Vậy khi có một số nước phản đối, có cần đưa ra cơ chế đồng thuận thiểu số phục tùng đa số không, thưa Phó Thủ tướng?

- Hiện nay các nước ASEAN đều thực hiện theo Hiến chương của ASEAN, và trong Hiến chương của ASEAN có các nguyên tắc cơ bản. Mà một trong những nguyên tắc đó là nguyên tắc đồng thuận. Cho đến nay mà nói tại hội nghị lần này chứng tỏ rằng các nước trong ASEAN vẫn tạo ra khối đoàn kết, tạo được sự nhất trí và ra được tuyên bố. Lần này không chỉ có một tuyên bố chung mà kèm vào tuyên bố chung đó có ba tuyên bố hết sức quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Thứ nhất, đó là tuyên bố của các ngoại trưởng về vấn đề duy trì hòa bình an ninh, trong tuyên bố này nhắc lại các nguyên tắc của ASEAN nhưng quan trọng là yêu cầu các nước ở bên ngoài phải tôn trọng vai trò đoàn kết, vai trò trung tâm của ASEAN. Tuyên bố thứ hai đó là tuyên bố giữa ASEAN và Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay thì lại nêu đưa ra một tuyên bố quan trọng là yêu cầu thực hiện đầy đủ DOC và tiến tới xây dựng COC. Tuyên bố thứ ba là nhân dịp 40 năm kỷ niệm ký hiệp ước thân thiện hữu nghị của ASEAN. Đây là nền tảng để xây dựng ASEAN, trong đó nguyên tắc nền tảng nhất của ASEAN là vai trò trung tâm của ASEAN, đó là vai trò các nước phải duy trì tôn trọng hòa bình ổn định trong khu vực. Ba tuyên bố đó cộng với tuyên bố chung của ASEAN tạo nên một cái nhấn hai yêu cầu hiện nay hết sức quan trọng đó là, một vai trò trung tâm đoàn kết, hai là duy trì hòa bình ổn định trong khu vực. Điều đó cũng hàm ý với tất cả các nước đối tác bên ngoài là ASEAN hiện nay cần các nước phải tôn trọng sự đoàn kết và vai trò trung tâm, yêu cầu các nước phải đảm bảo, duy trì hòa bình ổn định ở đây.

Xin cảm ơn Phó Thủ tướng!