Các tuyến phố ở Hải Phòng lại ngập trong biển nước

Vĩnh Quân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 11/9, các tuyến phố trung tâm TP Hải Phòng lại tiếp tục ngập trong biển nước do mưa từ đêm qua.

Theo Đài khí tượng thủy văn TP Hải Phòng, hiện nay mực nước trên sông Luộc và sông Văn Úc đang lên. Các sông Lạch Tray, Bạch Đằng, sông Cấm dao động theo thủy triều và ảnh hưởng của mực nước lũ thượng nguồn đang lên.

Nhiều phương tiện không thể di chuyển được. 
Nhiều phương tiện không thể di chuyển được. 

Lúc 11 giờ ngày 11/9/2024, mực nước trên sông Luộc tại trạm Chanh Chử là 3,42m (trên báo động 2 là 0,42m); sông Văn Úc tại trạm Trung Trang là 2,61m (trên báo động 3 là 0,01m); trạm Kiến An trên sông Lạch Tray là 2,04m (trên báo động 2 là 0,14m); trên các sông Cấm, Bạch Đằng mực nước đang lên dần mức báo động 1.

Dự báo, mực nước tại trạm Chanh Chử tiếp tục lên và duy trì ở mức trên báo động 2 đến báo động 3; trạm Trung Trang mực nước lên và đạt mức xấp xỉ báo động 3; các trạm Kiến An, Cửa Cấm, Do Nghi lên dần và đạt mức trên báo động 1. Tiếp theo, mực nước tại trạm Chanh Chử có khả năng đạt mức trên báo động 3; Trung Trang có khả năng đạt mức trên báo động các trạm Kiến An, Cửa Cấm…

Các tuyến phố ngập sâu trong nước.
Các tuyến phố ngập sâu trong nước.

Tình trạng ngập lụt đã diễn ra cục bộ tại các tuyến phố trên địa bàn TP Hải Phòng. Ở một số huyện như Vĩnh Bảo, An Lão, An Dương, Thủy Nguyên, mực nước cũng đang dâng cao.

Các tuyến phố ở Hải Phòng mênh mông nước.
Các tuyến phố ở Hải Phòng mênh mông nước.
Các tuyến phố ở Hải Phòng lại ngập trong biển nước - Ảnh 1

Các tuyến phố ở Hải Phòng lại ngập trong biển nước - Ảnh 2

Các tuyến phố chính tại TP Hải Phòng đều ngập lụt.

Mưa ngập khiến nhiều phương tiện đi lại khó khăn.
Mưa ngập khiến nhiều phương tiện đi lại khó khăn.
Nước tràn cả vào nhà dân.
Nước tràn cả vào nhà dân.

Để đảm bảo an toàn về người và tài sản, UBND TP Hải Phòng yêu cầu UBND các huyện, quận và thủ trưởng các sở, ngành, cơ quan, đơn vị chỉ đạo thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến và tình hình mưa lũ, thông báo kịp thời đến các tổ chức và người dân có hoạt động trên sông, ven sông, bão; các cơ sở nuôi trồng thủy sản, phương tiện vận tải thủy, các bến đò ngang biết để chủ động các biện pháp phòng tránh đảm bảo an toàn.

Nhiều phương tiện chết máy.
Nhiều phương tiện chết máy.

Nghiêm cấm tàu thuyền neo đậu vào mái đê, kè mái đê, cột điện trên bãi sông gây ảnh hưởng đến an toàn đê điều và lưới điện. Nghiêm cấm xe vượt quá tải trọng cho phép chạy trên đê.

Cần có phương án hộ đê, bảo vệ điểm xung yếu, đặc biệt là các vị trí đã xảy ra sự cố; các công trình đang thi công dở dang theo phương châm “4 tại chỗ” để chủ động, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống; chủ động rà soát, sẵn sàng các phương án sơ tán người dân…