Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cách chọn và bảo quản cà chua

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Cà chua có hàm lượng Vitamin A cao, được sử dụng nhiều vào việc chế biến làm tăng hương vị và màu sắc món ăn. Song loại quả này lại không có quanh năm, vì vậy muốn giữ chúng được lâu thì phải chọn và bảo quản đúng cách.

Cách chọn cà chua

Chọn cà có màu đỏ đậm nhưng không quá thẫm vì tránh cà bị thối, thâm. Nếu cà có nhiều nếp nhăn thì không nên lấy vì đó là lý do vận chuyển hoặc cà không được chín tự nhiên. Tránh lấy những quả cà nhũn. Do đó trước khi mua cà nên dùng tay nắn nhẹ vào quả cà để biết được chúng có bị nũng hay không.

Khi chọn cà chua bạn nên chọn những quả đỏ hồng, chắc tay, rắn, không dập úng, cuống tươi ngon, nhất là cà chua hồng vì nó có ruột đặc, ít hột, nhiều sinh tố.

Cách chọn và bảo quản cà chua - Ảnh 1

 

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Bảo quản cà chua đúng cách

Cách 1: Bảo quản tươi

Cà chua xanh rất mẫn cảm với lạnh dưới 10 độ C. Nhiệt độ trong quả cà chua chín xanh phải được giảm nhanh chóng từ khoảng 23 độ C xuống 21 độ C trong 8- 10 phút hoặc ở 13 - 15 phút đến nhiệt độ 15 độ C bằng cách sử dụng nước lạnh 1 - 5 độ C.

Cà chua chín ít mẫn cảm với lạnh nên có thể bảo quản ở nhiệt độ 10 - 13 độ C trong 4 ngày, sau đó cà chua vẫn có thể tiếp tục chín khi nhiệt độ tăng lên. Cà chua có màu hồng nhạt có thể bảo quản ở nhiệt độ 5 độ C trong 4 ngày, sau đó tăng nhiệt độ 13-15 độ C từ 1 -4 ngày để hoàn thiện thời kỳ quả chín.

Quả chín đỏ thì có thể bảo quản ở nhiệt độ 2-5 độ C trong một số ngày. Những biến đổi sau đó là mất màu, giảm độ cứng và giảm hương vị. Duy trì độ ẩm không khí trong quá trình bảo quản từ 85-90% để tránh hiện tượng quả héo và nhăn nheo.

Muốn rút ngắn thời gian trong quá trình chín người ta cho cà chua xanh tiếp xúc với ethylene (CH4) từ 12-18 giờ ở nhiệt độ 20 độ C. Như vậy sẽ giảm được 1/2 thời gian so với cà chua bình thường. Khi cần thiết cũng có thể khống chế quá trình chín đến chậm cho đến khi bán sản phẩm bằng cách điều chỉnh khí trong kho. Điều chỉnh khí CO và O2 trong kho là rất khó khăn và phức tạp. Người kỹ thuật viên phi điều chỉnh lượng CO2 và O2 nhanh chóng đạt đến mức tới hạn, nếu sự cân bằng đó có thể duy trì được cà chua thì điều chỉnh lượng O2 cơ bản ở mức thấp, còn đối với lượng CO cũng phải quan tâm điều chỉnh.

Mặc dù vậy, hầu hết trong thực tiễn đều bảo quản cà chua với mức 5% CO2 và 2.5% O2 ở nhiệt độ 12oC, khi tỷ lệ cơ bản CO2 là 10% và O2 là 2.5% nấm bệnh sẽ không phát triển được trong môi trường có nhiều CO2 như vậy. Để tăng hiệu quả phòng trừ bệnh hại thì điều chỉnh tỷ lệ CO: 2.5% và O: 2.5% là tốt.

Bảo quản trong điều kiện tự nhiên. Chọn những quả có khối lượng quả trung bình, khi chín quả rắn chắc. Chọn quả ở thời kỳ chín xanh, thu hái quả về sắp xếp quả ở nơi thoáng mát (không được chất đống) để giảm nhiệt độ trong quả, giảm hô hấp. Dùng vải mềm, giấy mềm lau chùi quả sạch, tách bỏ lá đài, không để lại vết nứt, rách. Sau đó đưa quả lên dàn hoặc xếp quả vào khay gỗ, khay nhựa, những khay nhựa có thể chồng lên nhau nhưng không cao quá lắm. Nên phân cấp quả khi bảo quản, thường xuyên kiểm tra trong thời gian bảo quản để giảm thiểu hiện tượng hao hụt khối lượng và chất lượng.

Cách 2: Bảo quản chín

Rửa sạch cà chua rồi cho vào nồi hấp chín. Khi chúng đã chín mềm thì bóc vỏ, để thật nguội, nghiền nhuyễn rồi lọc bỏ hạt. Bỏ một chút muối vào cà chua nghiền, đem đun lên cho sền sệt và để nguội. Rửa sạch chai, để cho thật khô rồi mới đổ cà chua nghiền vào cho đến khi gần đầy miệng chai. Tiếp theo đun sôi một ít dầu ăn, để nguội rồi đổ một lớp vào miệng chai. Dầu ăn có tác dụng ngăn vi khuẩn và không khí tiếp xúc với cà chua phía dưới.

Bảo quản chai cà chua ở nơi khô ráo, thoáng mát, khi mở chai nào ra ăn mà không ăn hết thì bỏ vào ngăn mát tủ lạnh để dùng dần. Với làm cách này, các mẹ sẽ bảo quản được cà chua cả năm mà không sợ hỏng.