Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cách chọn và sơ chế nội tạng động vật

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Biết cách chọn và sơ chế tim, gan, dạ dày, lòng... của động vật sẽ giúp cả nhà có những bữa ăn an toàn, vệ sinh.

Nội tạng động vật như lòng, dạ dày, tim, gan lợn, bò, cá, gà… là thực phẩm được người Việt Nam ưa thích. Tuy nhiên, để lựa chọn được nội tạng an toàn, ôi thiu và được phù phép làm cho tươi mới bởi hóa chất, chị em cần hết sức lưu ý khi lựa chọn cũng như sơ chế. Đảm bảo được hai yêu cầu này sẽ khiến bữa ăn đảm bảo an toàn vệ sinh, tránh được nhiều bệnh gây hại cho sức khỏe.

Mẹo chọn

- Mua ở địa chỉ tin cậy: Chị em có thể tìm mua nội tạng động vật ở những nơi quen biết để hiểu rõ nguồn xuất xứ của chúng. Nếu không, rất có thể chị em sẽ mua phải loại nhập lậu, để lâu ngày, được tẩm hóa chất giữ tươi lâu… sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

- Quan sát màu sắc: Nội tạng động vật tươi thường có màu sắc tươi mới, màu hồng sáng, không bị chảy nước, không bị thâm, không bị beo, căng đều. Khi thấy nội tạng động vật được ngâm lạnh, vẫn còn cứng do “đóng đá”, tức là sản phẩm đã được để lâu và bảo quản đông lạnh. Ấn nhẹ có sự đàn hồi, không bị lún.

Riêng đối với gan thường có màu thâm sẫm, vì thế chị em không nên chọn loại có màu bạc, vàng nhạt, lốm đốm đỏ hoặc trắng hoặc sờ vào thấy cứng.

Còn lòng non của lợn hay bị đắng nên chị em hãy chọn loại bé, ống ruột căng và tròn, màu trắng hồng, chất dịch bên trong màu trắng sữa. Những đoạn lòng đường kính lớn, mỏng, dẹp, chất dịch bên trong màu vàng thường không được non, ăn sẽ dai và dễ đắng.
Cách chọn và sơ chế nội tạng động vật - Ảnh 1
Chị em có thể tìm mua nội tạng động vật ở những nơi quen biết để hiểu rõ nguồn xuất xứ của chúng

- Để nơi vệ sinh: Khi mua hàng, chị em nên quan sát kỹ tim, gan, dạ dày, lòng… có được để ở trên khay, đĩa sạch, được bọc lại hay không? Nếu để trên bàn bẩn, không che đậy, có lẫn cả chất thải động vật thì không nên mua. Mua loại đã được sơ chế sạch sẽ là tốt hơn cả.

Cách sơ chế sạch

Lòng lợn

Cách 1: Để luộc lòng lợn trắng, giòn, sau khi luộc chín, bạn vớt lòng ra ngâm vào một bát nước sôi để nguội đã vắt thêm vài giọt chanh.

Cách 2:

- Khi luộc, bạn không nên thả lòng lợn vào vào nồi nước lã ngay từ đầu, mà phải làm sạch, chờ nước thật sôi mới thả lòng vào.
Cách chọn và sơ chế nội tạng động vật 2
  Để luộc lòng lợn trắng, giòn, sau khi luộc chín, bạn vớt lòng ra ngâm vào một bát nước sôi để nguội đã vắt thêm vài giọt chanh (Ảnh: Internet)

- Trước đó, bạn dùng nước lạnh pha với một chút phèn chua (phèn chua đã được nướng phồng), đun sôi rồi để nguội.

- Khi lòng vừa chín tới (khoảng 10 phút sau khi thả lòng vào nước) thì vớt lòng ra, thả ngay vào chậu nước phèn chua đã chuẩn bị. Ngâm cho đến khi lòng nguội thì vớt ra, xắt miếng vừa ăn. Làm như thế, lòng vừa giòn vừa có màu trắng đẹp mắt, không bị thâm đen.

Dạ dày lợn

Với dạ dày bò, lợn, vì có mùi hôi, khó chịu và nếu làm không cẩn thận, món ăn sẽ không còn ngon nên việc sơ chế sản phẩm này cũng rất khó khăn.

Cách 1: Cho dạ dày vào nồi đổ ngập nước, cho một thìa muối, một củ gừng đập dập, một thìa giấm, một ít rượu.

- Đậy vung đun khoảng 20 phút, mở vung lấy đũa xiên thử vào miếng dạ dày thấy mềm là được.

- Vớt ra ngâm vào nước lạnh (có thể cho thêm vài cục đá cho mát hơn), bạn sẽ có ngay thành quả dạ dày lợn giòn, ngon.

Cách 2: Đun nước sôi, thả dạ dày vào luộc đến khi nước lăn tăn thì vớt ra nhúng vào bát nước lạnh. Trong lúc nhúng dạ dày vào bát nước lạnh vẫn đun nước trong nồi cho sôi.

- Lại cho dạ dày vào nồi luộc đến khi sôi lăn tăn thì vớt ra nhúng vào bát nước lạnh.

- Lần cuối cùng, lại cho dạ dày vào nồi luộc đến khi sôi lăn tăn thì vớt ra cho vào bát nước lạnh. Lần này nên thay bát nước, cho ít đá và vắt vài giọt chanh. Đảm bảo dạ dày sẽ trắng và giòn.

Tim

Với tim lợn và bò nên làm sạch bằng cách bổ đôi, rửa hết phần tiết đông bên trong dưới vòi nước sạch.
Cách chọn và sơ chế nội tạng động vật 3
 
Cật heo

Với cật lợn, sản phẩm này thường có mùi hôi bên trong nên khi bổ đôi, loại phần trắng bên trong, cạo sạch và rửa sạch bằng nước ấm hoặc dùng chanh, giấm để rửa cho hết mùi hôi.

Cật heo ngon sẽ đều màu và sậm, không lốm đốm vàng đỏ. Sau khi rửa xong, bạn thái cật rồi cho vào một ít giấm rồi tiếp tục ngâm phần cật này vào nước khoảng 10 phút, cật sẽ nở ra, không còn máu, hết mùi tanh, cật sẽ vừa trắng vừa giòn.

Gan

Khi rửa, vẫn rửa với nước sạch bình thường, nhiều người kỹ hơn, cho ít rượu vào nước và rửa cùng để bớt tanh. Khi chế biến gan heo, quan trọng nhất là khâu ướp, nên cho vào gan ít giấm, gan sẽ giòn và không bị thấm máu ra ngoài.

Lưỡi
Cách tốt nhất là bạn cho một ít nước sôi vào nồi rồi nhúng phần mặt lưỡi có mảng bám xuống trong vòng khoảng hai phút, vớt ra cho ngay vào nước lạnh rồi dùng dao cạo mạnh. Sau cùng, để hạn chế mùi tanh, rửa lưỡi lại với ít nước pha giấm hoặc dùng muối hột chà xát vào phần mặt lưỡi rồi rửa lại. Với lưỡi, bạn có thể luộc, làm món phá lấu, xào với dưa chua…