Hơn 2 thập kỷ qua, con số ông thầy ngoại thành công tại mảnh đất hình chữ S chỉ đếm chưa quá 1 bàn tay. Hai người có thể xem là thành công trong lịch sử V-League, đưa đội bóng lên ngôi vô địch là ông Henrique Calisto (Long An) và Arjhan Somgamsak (HAGL). Hai người nữa tạm coi là có dấu ấn, là Petrovic (Thanh Hoá) và Chung Hae-song (TP.HCM), với thành tích cán đích ở vị trí á quân.
Cái giá của thầy ngoại
Nhưng nếu có điều kiện và phần nào muốn hướng tới bóng đá chuyên nghiệp thì các CLB sẽ hướng tới ông thầy ngoại, dù biết rằng HLV bản địa vẫn dễ đưa các CLB vô địch bởi nhiều lợi thế riêng. Chưa kể mức lương dành cho Kiatisuk và Polking lên tới 30.000 USD/tháng, gấp 5, 6 lần so với những HLV nội từng vô địch V-League như Chu Đình Nghiêm hay Việt Hoàng mới đây.
HLV Alexandre Polking (TP.HCM) đã có mặt ở TP.HCM. Ảnh FBCN |
Có 101 lý do để các CLB chơi sang, ví như TP.HCM kể từ khi thăng hạng năm 2017 đến nay, đã sử dụng 3 ông thầy ngoại là Alain Fiard (Pháp), Toshiya Miura (Nhật Bản) và Chung Hae-soeng (Hàn Quốc) và giờ đây là HLV trưởng Alexandre Polking cùng hai trợ lý Paulo Alexander và Luiz Philipe. Cựu HLV từng giúp Bangkok United giành một Cup Quốc gia Thái Lan, hai lần á quân Thai League. TP.HCM đang hướng tới đấu trường khu vực bởi một cách làm bóng đá chuyên nghiệp.
Với Thanh Hóa, ngoài "bố già" Petrovic người Serbia, đội bóng xứ Thanh còn từng bổ nhiệm Marian Mihail (Rumani) và Fabio Lopez (Ý), nhưng cả hai nhà cầm quân này có mặt ở xứ Thanh khi mà các HLV bản địa có tên tuổi đều lắc đầu khước từ.
Thực tình mà nói, cả cấp độ CLB lẫn đội tuyển quốc gia vẫn chưa nhiều ông thầy ngoại thành công. Ngoài các tên tuổi đa nhắc trên thì khoảng hai phần ba trong số hơn 40 HLV ngoại phải xách vali rời ghế nóng trước khi mùa bóng kết thúc. Trên cương vị HLV trưởng ĐTQG cũng chỉ có Karl-Heinz Weigang, Alfred Riedl, Henrique Calisto và hiện tại là Park Hang-seo thành công.
Nhưng họ đều ít nhiều để lại dấu ấn trong khâu huấn luyện, chỉ đạo, chuyển nhượng khi làm việc tại Việt Nam. Ông Henrique Calisto từng hướng dẫn các học trò từ khâu uống nước trong thi đấu còn HLV Park Hang-seo thì chỉ ra vì sao các cầu thủ Việt nam lại thất thế trong các pha va chạm đối kháng trên không.
HLV Fabio Lopez phải ra đi sau 5 trận đấu của Thanh Hoá nhưng chí ít ông cung cho người ta biết, trong bóng đá chuyên nghiệp ông chủ tịch CLB nên dừng lại ở đâu thì đúng.
Trong 3 ông thầy ngoại tại V.League mùa này thì Kiatisuk (HAGL) chính là sự kì vọng nhất. Ảnh CLB |
Kỳ vọng Kiatisuk
Trong 3 ông thầy ngoại tại V.League mùa này thì Kiatisuk (HAGL) chính là sự kì vọng nhất. Ngay cả cái cách anh từ chối lời mời của TP.HCM rồi lại có mặt ở Phố Núi cũng đa khiến cho người hâm mộ Việt nam hào hứng trông chờ.
Điều nữa là lâu này bầu Đức đang sở hữu những cầu thủ lứa 1 của Học viên bóng đá HAGL như Công Phượng, Tuấn Anh, Văn Toàn…nhưng 5 mùa giải qua, “những đứa con của bầu Đức” đang giành cả tuổi thanh xuân cho cuộc đua trụ hạng đã để lại vô số câu hỏi. Chọn biểu tượng của bóng đá Thái Lan, một ông thầy đến từ nền bóng đá được coi là kỳ phùng địch thủ của Việt Nam được coi là nước cờ lạ của bầu Đức.
Bản hợp đồng của đội chủ sân Thống Nhất với ông Chung Hae-song (TP.HCM) được cho là thất bại khi “phú quý giật lùi” càng đầu tư, thành tích đội bóng càng đi xuống. Alexandre Polking được cho nhà cầm quân am hiểu bóng đá Đông Nam Á, nhưng phải đến 25/12 ông mới đặt chân đến Việt Nam, cộng thêm 14 ngày cách ly liệu có nên cơm cháo gì không là điều chỉ chủ tịch CLB Hữu Thắng trả lời.
Ngay trong ngày đầu tiên bắt tay vào công việc (26-12), HLV Petrovic và các học trò có trận đấu giao hữu với đối thủ Hồng Lĩnh Hà Tĩnh và thua bẽ bàng 0-3. Điều này cho thấy HLV Ljupko Petrovic là nhà cầm quân nổi tiếng ở châu Âu, từng đưa CLB Red Star Belgrade (Nam Tư cũ) giành Cúp C1 châu Âu vào năm 1991 chỉ cần đưa Thanh Hoá vào tốp 6 đã quá thành công.
Sẽ là bất ngờ lớn nhất, nếu trong 3 cái tên vừa nhắc đến ở trên đưa đội bóng của mình lọt vào tốp 3 V.League năm nay.