Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cải cách 3 lĩnh vực xã hội quan tâm

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày nay khi Việt Nam đang thực hiện mạnh mẽ công cuộc sửa đổi mới và hội nhập quốc tế chúng ta vẫn đang tiếp tục hoàn chỉnh về tổ chức và bộ máy nhà nước từ Trung ương đến cơ sở theo hướng tinh giản về bộ máy cơ năng, quyền hạn cho cơ sở ở nhiều lĩnh vực.

Thực hiện tổng thể chương trình về cải cách hành chính nhà nước, tất cả bộ, nghành địa phương đề đang nỗ lực không ngừng phát huy hết khả năng sáng tạo. Bên cạnh những đạt được vẫn còn tồn tại một số vấn đề liên quan đến TTHC ở một số lĩnh vực trọng tâm như: Đầu tư xây dựng, tài nguyên môi trường, đất đai nhà ở, tài chính ngân hàng, Y tế, giáo dục, bảo hiểm xã hội.... Trong khuôn khổ bài viết có hạn nên tôi chỉ chủ yếu đề cập đến một số lĩnh vực và đưa ra những ý kiến, đề xuất chung mang tính cấp bách còn tồn tại cần khắc phục đó là :

Lĩnh vực đầu tư công, xây dựng cơ bản

Chi đầu tư phát triển là một bộ phận của đầu tư, chi tiêu công của nhà nước và chính phủ. Trong những năm gần đây, chi đầu tư phát triển, trong đó 90% là chi đầu tư cho xây dựng cơ bản, cũng là ưu tiên hàng đầu của chi ngân sách nhà nước. Nhưng đến cuối năm 2012 và đầu năm 2013 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát gia tăng dẫn đến việc chính phủ phải ban hành Nghị quyết về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Để thực hiện tốt được nhiềm vụ này cần phải tập trung giải quyết hiệu quả một số vấn đề sau đây:

Sự khan hiếm về nguồn lực tài chính buộc Chính phủ cần phải cân nhắc và phân bổ một cách hợp lý nguồn tài chính hiện có cho các nhu cầu chi tiêu của mình, đồng thời phải sử dụng nguồn lực đó một cách hiệu quả nhằm đáp ứng tốt nhất cho các mục tiêu đã đề ra. Do đó quản lý chặt chẽ chi tiêu công, đầu tư công là cách thức để Chính phủ điều tiết nguồn lưc tài chính cho nhu cầu chi tiêu phù hợp nhất.

Chính phủ phải quản lý các nhu cầu chi tiêu có tính cạnh tranh nhau trong nền kinh tế sao cho tổng chi tiêu không vượt quá giới hạn nguồn lực cho phép, tức là không để ngân sách bị thâm hụt quá mức nhằm ổn định kinh tế vĩ mô.

Thường xuyên thành lập các đoàn kiểm tra, rà soát lại toàn bộ công trình, dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ đã được bố trí vốn của năm 2012 từ đó xác định cụ thể các công trình, dự án cần ngừng, đình hoãn giãn tiến độ thực hiện năm, thu hồi hoặc điều chuyển các khoản đã bố trí nhưng chưa cấp bách, không đúng mục tiêu.

Lĩnh vực tài nguyên môi trường, đất đai

Một số vấn đề bất cập hiện nay do sự chồng chéo giữa các văn bản Luật đất đai, Luật Nhà ở, Luật Cư trú, Luật Công chứng.....để dẫn đến tình trạng: Hợp đồng giao dịch chuyển nhượng tài sản là đất như việc cho tặng, nhận thừa kế sẽ tiến hành nộp hồ sơ đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng. Tuy nhiên việc giải quyết đăng ký quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất đai các quận, huyện lại có những yêu cầu khác nhau từ đó dẫn đến việc khó khăn trong thủ tục công chứng. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi công chứng viên phải nắm bắt yêu cầu từ quận, huyện, thị xã để có cách giải quyết phù hợp theo yêu cầu của từng quận, huyện đó, nếu không khách hàng sẽ bị trả hồ sơ khi đến ngày hẹn và phải nộp hồ sơ đăng ký lại từ đầu.

Tình trạng hủy bỏ, thu hồi giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất của cơ quan quận, huyện nơi cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng nhà ở, đất có số lượng khá lớn do cấp sai, mất giấy chứng nhận, giải quyết chanh chấp.... Tình trạng giấy tờ giả mắt thường khó nhận ra cũng đang xuất hiện khá tinh vi và phổ biến rất nhiều do các cơ quan chức năng chưa có biện pháp tích cực ngăn chặn.

Trên đây chỉ là vấn đề nhỏ nhưng thiết nghĩ cần phải có biện pháp ngăn chặn như nên lập một danh sách lưu ý, cảnh báo riêng tại các cơ quan chức năng nói trên, xây dựng một trang mạng internet ngăn chặn riêng trong nội bộ các cơ quan nhằm đưa ra những thông tin cảnh báo kịp thời...

Về các lĩnh vực chính sách xã hội

Hiện nay có một điểm đáng chú ý là việc đổi mới cơ chế chính sách trong việc phân bổ ngân sách nhà nước cần tiến tới xóa bỏ chế độ biên chế mà thay thế bằng cơ chế cấp và phân bổ theo kết quả và chất lượng hoạt động của từng đơn vị.

Thực hiện phân loại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp hành chính theo các tiêu chí, cụ thể rõ ràng, rõ đối tượng làm ngân sách nhà nước chó phù hợp. Đồng thời đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ gắn liền với nhu cầu xã hội. Cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp được tự quyết định biến chế gắn liền với hiệu quả công việc.

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư cơ sở vật chất đối với các dịch vụ công cơ bản đảm bảo cho các địa bàn khó khăn, vùng núi, vùng xâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người. Thực hiện hỗ trợ trực tiếp từ Ngân sách Nhà nước cho đối tượng được thụ hưởng thay cho cơ chế miễn giảm như hiện nay.

Ưu tiên tuyển dụng hoặc có chế độ đãi ngộ phù hợp đối với con em cán bộ lão thành có công với Cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, con thương binh, liệt sỹ. Ngoài ra trước mắt cần nghiên cứu và sửa đổi các quy định của pháp luật về phí, lệ phí cũng như quy định về sử dụng khoản phí và lệ phí được để lại đơn vị...