Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cần “chất liệu thực tiễn” trong văn bản pháp luật

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 31/3, Viện Nghiên cứu lập pháp phối hợp với Viện Nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển đã tổ chức tọa đàm "Cơ chế tham vấn Nhân dân, tổ chức xã hội, DN trong quy trình lập pháp, lập quy".

Trong đó, nhiều ý kiến cho rằng, việc lấy ý kiến của công chúng có ý nghĩa tạo nên "chất liệu thực tiễn", làm đầu vào cho mỗi dự án luật, văn bản dưới luật

Nhiều ý kiến cho rằng, hiện vẫn còn tình trạng làm Luật theo kiểu vừa thiết kế vừa thi công; sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng Luật còn hạn chế, trách nhiệm giải trình của cơ quan chủ trì soạn thảo chưa cao... Do đó, để các văn bản pháp luật đi vào cuộc sống, phải quy định được rõ ràng cơ chế để nhà làm luật tiếp cận với công chúng thông qua hoạt động lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động của Luật; công khai, minh bạch quá trình xây dựng pháp luật...