Lời nói thật
Tại Hội nghị BCH VFF vừa qua, đại diện của SL Nghệ An, ông Hồng Thanh khiến hội trường nóng lên vì những phát biểu "lệch chủ đề". Bởi, trong khi Hội nghị đang sôi nổi luận bàn về nhân sự, thì ông Thanh lại nói về dấu ấn của Nhà nước trong mô hình hoạt động của bóng đá Việt
Có nguồn tái chính vững mạnh, Bật Hiếu (phải) cùng đồng đội yên tâm cống hiến cho Thanh Hóa
Lời nói của ông Thanh không được tiếp thu một cách đầy đủ. Đơn giản vì, người ta đang quan tâm đến việc mình có tên trong danh sách ứng viên BCH hay không? Rồi, một địa phương có quyền cử bao nhiêu ứng viên tại Đại hội sắp tới.
Thế nhưng, có thể nhận thấy, phát biểu của ông Thanh rất xây dựng và thể hiện tầm nhìn chiến lược. Cứ nhìn mô hình tồn tại của đội bóng này để thấy, SLNA hay Thanh Hóa mới chính là những mô hình bóng đá bền vững chứ không phải các đội bóng doanh nghiệp giàu có. Sự ổn định và bài bản của họ xuất phát từ việc, có trách nhiệm chính trị và xã hội trong phát triển bóng đá.
Mô hình chuẩn Thanh Hóa?
Chuyên gia bóng đá Nhật Bản Tanabe đã có lần đưa ra lời khuyên: "Bóng đá Việt
Trở lại với các đội bóng Việt Nam, xem ra, chỉ có duy nhất CLB Thanh Hóa đang hoạt động đúng như lời tổng kết của ông Tanabe. Đội bóng xứ Thanh có đến 15 doanh nghiệp đứng ra tài trợ thông qua sự ủng hộ mạnh mẽ của lãnh đạo tỉnh. Thế mới có chuyện, khi các đội bóng nhà giàu cắt giảm liên tục ngân sách hoạt động, thì Thanh Hóa vẫn có 80 tỷ trong mùa giải này. Và, chắc chắn một điều, ở Thanh Hóa không có chuyện chuyển giao đội bóng cho một doanh nghiệp nào đó. Ở Thanh Hóa, bóng đá thuộc về người dân. Điều đó lý giải vì sao, mỗi trận đấu của đội bóng này luôn có đông đảo khán giả đến sân và mang về một nguồn thu lớn từ bán vé.
Vậy thì, Đại hội VFF sắp diễn ra, nên chăng, sau 13 năm làm bóng đá chuyên nghiệp, đã đến lúc những người hoạch định chính sách cần tổng kết và đưa ra một mô hình chuẩn nhất cho các CLB bóng đá Việt Nam.