Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cảnh báo mới

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong khi lãnh đạo các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) đang tiến hành cuộc họp thượng đỉnh cuối cùng của năm 2013, trên những con đường của Thủ đô Brussel (Bỉ) hàng ngàn người từ các quốc thành viên đã tiến hành biểu tình nhằm phản đối chính sách khắc khổ.

Theo thống kê, khoảng 2.000 người thuộc Liên minh D19-20, đại diện cho hơn 50 tổ chức dân sự, yêu cầu được thảo luận với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy hoặc với cao ủy EU phụ trách thương mại Karel De Gucht, nhưng không được đáp ứng. Liên minh D19-20 yêu cầu các nhà lãnh đạo EU phải giữ đúng cam kết về một châu Âu với xã hội công bằng và đúng đắn cho tất cả công dân. Cảnh sát đã bắt giữ gần 100 người biểu tình quá khích và giải tán đám đông nhưng tổ chức này vẫn khẳng định sẽ tiếp tục biểu tình trước trụ sở Nghị viện châu Âu tại Brussels và Nghị viện vùng Wallonie tại Namur vì hai nghị viện này tham gia bỏ phiếu quyết định ngân sách EU.
Người biểu tình chặn lối vào tòa nhà trung tâm diễn ra hội nghị ở Brussels ngày 19/12.    Ảnh: PressTV
Người biểu tình chặn lối vào tòa nhà trung tâm diễn ra hội nghị ở Brussels ngày 19/12. Ảnh: PressTV
Trước đó, gần 400.000 công chức tại Vienna, Áo đã tổ chức cuộc biểu tình lớn chưa từng có trong lịch sử nước này nhằm phản đối chính sách thắt chặt chi tiêu và đòi tăng biên chế, cải thiện chế độ việc làm. Ngoài ra, hàng loạt các cuộc biểu tình đã diễn ra tại Italia, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cho thấy lục địa già vẫn chưa lấy lại được không khí yên bình vốn có.

Cuộc họp thượng đỉnh cuối cùng trong năm được các nhà lãnh đạo EU kỳ vọng sẽ tìm ra được biện pháp nhằm tiến tới những cải cách kinh tế sau khi đã đạt thỏa thuận mang tính bước ngoặt về thiết lập liên minh ngân hàng. Tuy nhiên, những biệt quá lớn trong tốc độ tăng trưởng, quy mô và sức mạnh kinh tế giữa các quốc gia thành viên đã khiến EU không thể đưa ra được một chính sách điều hành nhất quán. Trong tình hình rối ren đó, việc hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Standard & Poor's (S&P) hạ xếp hạng tín dụng dài hạn của EU xuống AA+.

Theo S&P, chính sự suy yếu trong các hoạt động tín dụng ở 28 nước thành viên EU, bao gồm những nước đóng góp lớn cho ngân sách của EU là nguyên nhân lớn nhất khiến định chế này phải đưa ra quyết định trên. Rõ ràng những cam kết tài chính trong EU đã bị giảm giá trị nên sự cố kết giữa các nước thành viên khu vực trở nên lỏng lẻo hơn. Không những thế, các cuộc biểu tình còn gọi là làn sóng "phẫn nộ trên đường phố" thể hiện sự bất bình của người dân châu Âu khi tăng trưởng vẫn chưa hồi phục hồi phục hoàn toàn, tỷ lệ thất nghiệp vẫn duy trì ở mức kỷ lục.

Vậy là trước thềm năm mới 2014, trong khi người dân EU phải tiếp tục thắt chặt hầu bao thay vì hào phóng chi tiêu, những nhà lãnh đạo của lục địa già lại phải đối mặt với những nỗi lo mới. Các cuộc biểu tình và động thái trên của S&P trong bối cảnh chuẩn bị kết thúc năm 2013 chính là lời cảnh báo về triển vọng kinh tế - xã hội của EU trong năm 2014.