Cảnh báo tình trạng ô nhiễm từ chất thải tại ở Ấn Độ

Hà Phương (Theo The Guardian)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Hiện, Ấn Độ có khoảng 6.000 tấn chất thải không thể xử lý được, gây ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân.

Theo ước tính, mỗi ngày Ấn Độ có khoảng 6.000 tấn chất thải không thể xử lý được. Trong đó, bang Tamil Nadu có lượng chất thải khó xử lý nhiều nhất, gây ô nhiễm nguồn không khí, ảnh hưởng tới thực phẩm và nguồn nước của cộng đồng người dân chạy dọc vịnh Bengal. 

 Một phần của dòng sông Chunnambar nằm trong phạm vi cảng Puducherry thuộc vịnh Bengal đang dần thay đổi cảnh quan, do sự cạn kiệt và ô nhiễm về nguồn nước, do lượng chất thải lớn. 
 Cảng Puducherry bị ô nhiễm nặng vì lượng rác thải quả lớn. Theo ước tính, mỗi ngày địa điểm này phải hứng chịu khoảng 15.000 tấn chất thải, trong đó chỉ có khoảng 9.000 tấn được xử lý.

Nguồn nước thải chảy ra từ các đường ống bị vỡ, khiến khu vực ven vùng vịnh Bengal như vừa trải qua một thảm họa sóng thần. Dân cư sống xung quanh đây nhiều người đã phải bỏ lại nhà cửa, vì sợ ô nhiễm.

Chiếc thuyền chở bức tượng thần Papier – Lễ hội Ganesh. Người dân sẽ thả bức tượng xuống biển. Ban đầu những bức tượng được làm từ đất sét và sẽ được hòa tan khi gặp nước, nhưng nay với công nghệ làm tượng mới, khiến các bức tượng không thể phân hủy khi rơi vào nước. Việc này khiến nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm.

 Sự ô nhiễm tại Chennai khiến người xem không khỏi sợ hãi. 
 Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hằng năm có 1,7 triệu trẻ em trên thế giới tử vong do ô nhiễm môi trường. 
 Cũng theo báo cáo trên, có 25% số ca tử vong mỗi năm của trẻ em dưới 5 tuổi là do môi trường bị ô nhiễm, trong đó đặc biệt là ô nhiễm nước, không khí, khói thuốc và thiếu điều kiện vệ sinh. Những trường hợp tử vong đó chủ yếu mắc bệnh tiêu chảy, sốt rét, viêm phổi.

Báo cáo cũng lưu ý rằng, nhiều vùng trên thế giới, rất nhiều hộ gia đình không được tiếp cận với nước sạch và vệ sinh môi trường. Thậm chí, họ đang bị ô nhiễm với khói từ than sưởi khiến trẻ bị tiêu chảy và viêm phổi. Hoặc trẻ em bị những hóa chất độc hại thông qua thực phẩm, nước, không khí và các sản phẩm xung quanh nhiễm vào người.