Mức tuyệt đối tăng hơn 3,7 tỷ USD. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, mức tăng trưởng nhập khẩu cũng rất mạnh. Và trong những tháng đầu năm này, mức tăng nhập siêu của Việt Nam rất cần được quan tâm.
Hàng Thái Lan nhập khẩu bán tại Việt Nam. |
Tăng trưởng đạt được ở cả 2 khu vực. Khu vực kinh tế trong nước những thời kỳ trước thường tăng rất thấp hoặc giảm, nhưng kỳ này lại tăng 12,2%. Trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 16,8%. Mới qua 2 tháng, đã có 19 mặt hàng đạt trên 300 triệu USD, trong đó có 10 mặt hàng đạt trên 500 triệu USD, đặc biệt đã có 7 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD (Điện thoại các loại và linh kiện 4.686,9 triệu USD; Dệt may 3.533,7 triệu USD; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 3.314,2 triệu USD; Giày dép 2.029,6 triệu USD…). Chỉ với 7 mặt hàng này đã đạt hơn 17,5 tỷ USD, chiếm 63,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước…
Tuy nhiên, xuất khẩu đầu năm cũng đối diện với những thách thức không nhỏ, giá xuất khẩu một số mặt hàng giảm so với cùng kỳ năm trước (chè, hạt tiêu, gạo, sắn và sản phẩm từ sắn, phân bón...). Giá nhập khẩu nhiều mặt hàng tính bằng USD tăng khá cao (hạt điều, ngô, đậu tương, quặng và khoáng sản khác, than đá, xăng dầu, khí đốt hóa lỏng, chất dẻo nguyên liệu, cao su, bông các loại, xơ, sợi dệt, phế liệu sắt thép, sắt thép các loại, kim loại thường khác...). Giá nhập khẩu tăng cao không chỉ làm cho kim ngạch nhập khẩu tăng cao, gây ra nhập siêu, mà còn làm cho chi phí sản xuất, tiêu dùng tăng, giá tiêu dùng, giá USD tăng. Kim ngạch xuất khẩu một số sản phẩm giảm, trong đó có một số mặt hàng nông sản (riêng gạo giảm 103 triệu USD), một số mặt hàng thủ công sử dụng nhiều lao động (túi xách, ví, va li, mũ, ô dù, sản phẩm mây, tre, cói, thảm, sản phẩm gốm sứ). Trong khi đó, điện thoại các loại và linh kiện những năm trước tăng cao, nay cũng ghi nhận sự suy giảm.Trong quan hệ buôn bán với nước ngoài, Việt Nam đã chuyển vị thế từ xuất siêu trong cùng kỳ năm trước (789 triệu USD) sang nhập siêu trong kỳ này (803 triệu USD). Nhập siêu mặc dù chứng tỏ nhu cầu đầu tư, sản xuất, tiêu dùng ở trong nước tăng, nhưng lại gây áp lực lên cán cân thanh toán, đến dự trữ ngoại hối, đến sự ổn định của tỷ giá, đến lạm phát...