Châu Á cũng "nín thở" chờ kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ Mỹ?

Liên Hà
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Một chiến thắng của đảng Dân chủ tại lưỡng viện có thể dẫn đến việc chính sách đối ngoại gần như chỉ tập trung vào Đông Bắc Á. Nếu Đảng Cộng hòa kiểm soát một hoặc cả hai viện, sự thay đổi có thể xuất hiện.

Bất chấp những thách thức trong nước mà Mỹ đang phải đối mặt - lạm phát dai dẳng, thị trường cổ phiếu và trái phiếu sụt giảm, số liệu việc làm không ổn định và sự phân cực gay gắt - và kết quả là mức tín nhiệm thấp của Tổng thống Joe Biden, theo Nikkei Asia Review. 

Kết quả của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ có thể có ý nghĩa quan trọng đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Kết quả của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ có thể có ý nghĩa quan trọng đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Với tỷ lệ ủng hộ thấp của tổng thống, lịch sử cho thấy đảng Dân chủ sẽ gặp khó khăn trong cuộc bầu cử này. Đảng Dân chủ chiếm đa số nhưng chưa chắc thắng trong Hạ viện khi một số ứng cử viên đang bị cạnh tranh gay gắt. Một số nhà lập pháp kỳ cựu của đảng Dân chủ đã nghỉ hưu trong hai năm qua, điều này làm ảnh hưởng đến cơ hội của đảng. 

Kết quả của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ có thể có ý nghĩa quan trọng đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong quá khứ, đặc biệt là đối với Đông Nam Á, các chính quyền tổng thống từ thời George W. Bush thường bỏ qua các vấn đề quan trọng của khu vực.

Đáp lại, Quốc hội Mỹ đã nhiều lần can thiệp và tham gia rất nhiều, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến Myanmar, nhân quyền, chi tiêu quốc phòng của Mỹ, việc bình thường hóa quan hệ Mỹ - Việt Nam và các vấn đề khác. Nói cách khác, Quốc hội đóng một vai trò quá lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thường lớn hơn trong mối quan hệ với các đồng minh của Mỹ ở châu Âu và Trung Đông.

Nếu Đảng Dân chủ bảo vệ quyền kiểm soát Hạ viện và Thượng viện, thì chính sách về châu Á sẽ có sự tiếp nối. Tất nhiên, có tranh luận nội bộ ngay cả trong Đảng Dân chủ về chính sách của đảng này đối với châu Á, nhưng hầu hết các nhà lập pháp đều không chỉ trích công khai chính sách đối ngoại của tổng thống. 

Nếu đảng Dân chủ giữ quyền kiểm soát Quốc hội, điều đó có thể đồng nghĩa với việc tiếp tục gia tăng chính sách quyết đoán đối với Trung Quốc, cả trên thực tế trong khu vực và thông qua chính sách công nghiệp của Mỹ. Do đó, chính quyền nhiều khả năng sẽ tiếp tục bỏ qua phần lớn khu vực Đông Nam Á. 

Một chiến thắng của đảng Dân chủ tại cả hai viện có thể sẽ dẫn đến việc tập trung chính sách đối ngoại đa phần vào Đông Bắc Á. 

Tuy nhiên, sự phân chia quyền kiểm soát đối với chính phủ Mỹ - trong đó đảng Cộng hòa kiểm soát một hoặc cả hai viện - có thể thúc đẩy những thay đổi trong chính sách về châu Á. 

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa nghiêng về hướng biệt lập hơn và số lượng này đang tăng mạnh.

Nếu một số thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa thiên về chủ nghĩa biệt lập hơn giành được ghế trong cuộc bầu cử giữa kỳ, có thể dẫn đến cuộc tranh luận gay gắt hơn trong Quốc hội Mỹ về chi tiêu quốc phòng tổng thể và các thỏa thuận quốc phòng với Australia, Hàn Quốc và Nhật Bản.