Thành phần tham dự có vấn đề
Washington hy vọng các nhà sản xuất dầu mỏ ở vùng Vịnh giàu có sẽ tài trợ cho kế hoạch này, dự kiến các quốc gia tài trợ và nhà đầu tư sẽ đóng góp 50 tỷ USD cho các nền kinh tế nhà nước Ả Rập và các nước láng giềng Ả Rập.
Tuy nhiên, cả chính phủ Israel và Palestine đều không tham dự sự kiện này, mặc dù Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu - một đồng minh thân cận của ông Trump - cho biết Israel "cởi mở" với đề xuất này. Người Palestine và nhiều người Ả Rập khác coi kế hoạch kinh tế do Mỹ đề xuất là vô nghĩa nếu không có giải pháp chính trị cho cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ tại Trung Đông.
Mặc dù các đồng minh của Mỹ, bao gồm Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) ủng hộ kế hoạch này, một số quốc gia khối Ả Rập khác như Lebanon đã từ chối tham dự hay chỉ cử các thứ trưởng đến tham dự.
Sự hiện diện của các quốc gia Hồi giáo dòng Sunni gây bất ngờ, phần nào cho thấy họ muốn khuyến khích các mối quan hệ gần gũi hơn với người Israel - quốc gia vốn cùng họ "chia sẻ" một kẻ thù chung là người Iran.
Mâu thuẫn từ nền tảng
Phát biểu trước hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Ả Rập Mohammed Al-Sheikh lưu ý rằng kế hoạch của ông Kushner được tạo lập dựa trên việc khuyến khích đầu tư tư nhân vào một đề xuất tương tự với đề xuất - từng chủ yếu dựa nhiều vào nguồn tài trợ của nhà nước - đã được thực hiện trong các thỏa thuận hòa bình tạm thời ở Oslo những năm 1990.
Tuy nhiên, cách tiếp cận kinh tế trước tiên và cách thức khôi phục tiến trình hòa bình có thể là một khó khăn lúc này, bởi các chi tiết chính trị của kế hoạch - "thai nghén" gần 2 năm qua - hiện vẫn chưa được tiết lộ.
Hồi đầu tuần nay, chính quyền Riyadh đã nhắc lại rằng bất kỳ thỏa thuận hòa bình Trung Đông nào cũng phải dựa trên một sáng kiến hòa bình Ả Rập do Ả Rập Saudi lãnh đạo, kêu gọi một nhà nước Palestine với đường biên giới trước khi Israel chiếm lãnh thổ trong cuộc chiến Trung Đông năm 1967, cũng như thủ đô ở Đông Jerusalem và quyền trở về của người tị nạn - đều là những điểm mà Israel từ chối.
Trái lại, ông Kushner khẳng định kế hoạch hòa bình sẽ không tuân thủ sáng kiến của Ả Rập.
Hiện vẫn chưa rõ liệu chính quyền Trump có kế hoạch từ bỏ giải pháp 2 nhà nước hay không - điều liên quan đến việc thành lập 1 nhà nước Palestine độc lập sống cạnh quốc gia Israel
Ranh giới nơi các nhà đầu tư
Ngay cả khi nghỉ giữa các phiên ở hội nghị Bahrain, có thể nhận thấy sự khác biệt rõ ràng giữa đại diện của Israel và khối Ả Rập.
Khi được hỏi về quan điểm của 2 lãnh đạo DN - 1 đến từ Israel và 1 là người UAE - về cách tiếp cận của ông Kushner trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế trước tiên, nam doanh nhân Israel nói với Reuters: "Nếu chúng ta chờ đợi các chính trị gia, mọi thứ sẽ trôi qua mãi mãi. Chúng ta hiện có thể thực hiện các phần của kế hoạch kinh tế này với sự hỗ trợ nhất định.
Tuy nhiên, nữ doanh nhân có trụ sở tại Dubai đề nghị rằng kế hoạch này quá tham vọng để có thể sớm được đưa vào hiệu lực: "Có những nỗ lực như Oslo đã không thành công, và đó là vì người Israel. Không thể cho rằng kinh tế sẽ hoạt động nếu chính trị không có gì thay đổi".