Để chuẩn bị cho kế hoạch di chuyển của 250 triệu dân trong thập kỷ tới, Trung Quốc đã chi hàng chục tỷ USD vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khổng lồ.
Cây cầu vượt biển này dài 55km với chi phí xây dựng ước tính 15,1 tỷ USD được hoàn thành sau 7 năm xây dựng. Ảnh: AP |
Trong tháng 4 này, Trung Quốc sẽ vận hành siêu dự án - cầu vượt biển nối Hồng Kông, Ma Cao và TP Chu Hải, phía Nam Quảng Đông.
Trung Quốc đang chuẩn bị khánh thành cầu vượt biển dài nhất thế giới nối Hồng Kông, Ma Cao và TP Chu Hải, |
Theo kế hoạch, cây cầu này sẽ giúp giảm thời gian di chuyển giữa 3 TP này từ 3 giờ xuống chỉ còn 30 phút.
Cây cầu có 6 làn đường và 4 đường hầm, trong đó một hầm nằm dưới mặt nước. Trung Quốc cũng cho xây 4 đảo nhân tạo để hỗ trợ cho công trình này.
Cây cầu này được xây từ 420.000 tấn thép - khối lượng đủ để dựng 60 tháp Eiffel của Pháp. Theo giới chức Trung Quốc, cây cầu sẽ được đưa vào vận hành trong 120 năm.
Cầu Hồng Kông - Chu Hải - Macau là một trong 2 siêu dự án giao thông sẽ được khánh thành tại Trung Quốc trong năm 2018. Đến năm 2019, hệ thống đường sắt cao tốc của Trung Quốc sẽ tăng thêm hơn 3.500km.
Dự kiến, mỗi ngày sẽ có khoảng 40.000 phương tiện lưu thông qua cây cầu này, bao gồm xe bus công cộng với lịch trình 10 phút một chuyến. Như nhiều tuyến đường cao tốc, cầu này không dành cho người đi bộ và đi xe đạp.
Hiện tại, giữ kỷ lục cầu trên biển dài nhất thế giới là cầu vịnh Giao Châu, thuộc thành phố Thanh Đào (Trung Quốc). Công trình trị giá 1,8 tỷ USD này dài 41,58km, rộng 35m, gồm 5.000 trụ và được xây dựng trong 4 năm (2007 - 2011).
Theo truyền thông Trung Quốc, công trình này có chi phí đầu tư lên tới 15 tỷ USD. |
Chiếc cầu này được làm bằng 420.000 tấn thép - đủ để xây dựng 60 Tháp Eiffel. |
Dự kiến, mỗi ngày sẽ có khoảng 40.000 chiếc xe qua cầu, bao gồm cả xe buýt. Như nhiều tuyến đường cao tốc, cầu này không dành cho người đi bộ và đi xe đạp. Ảnh: AP |
Hiện tại, giữ kỷ lục cầu trên biển dài nhất thế giới là cầu vịnh Giao Châu, thuộc TP Thanh Đào (Trung Quốc). Ảnh: Reuters |