Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chiến tranh thương mại: Trung Quốc đã nhượng bộ nhưng Mỹ cần hơn thế

Hương Thảo (Theo Reuters)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giới chuyên gia cho thấy cái nhìn khách quan về những tiến bộ thương mại của Bắc Kinh mà Washington ghi nhận.

Mỹ mới đây đã hoan nghênh những "bước lùi" của Trung Quốc kể từ khi hai nước tuyên bố đình chiến thương mại hồi đầu tháng 12, tuy nhiên các chuyên gia kinh tế và những người quen thuộc với các cuộc đàm phán thì cho rằng Bắc Kinh cần phải làm nhiều hơn nữa, để có thể đáp ứng yêu cầu của Washington về một sự thay đổi dài hạn trong cách kinh doanh của Trung Quốc.
Cuộc gặp song phương của hai nhà lãnh đạo Trump - Tập tại hội nghị G20 ở Buenos Aires hôm 1/12. 
Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình, đã đồng ý vào ngày 1/12 tại Buenos Aires để ngăn chặn thuế quan leo thang đã và đang phá vỡ dòng chảy hàng trăm tỷ USD giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Kể từ đó, Bắc Kinh đã nối lại việc mua đậu nành của Mỹ - mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn nhất giữa hai nước. Trung Quốc cũng đã cắt giảm thuế nhập khẩu ô tô từ Mỹ - đi ngược lại với kế hoạch phát triển công nghiệp Made in China 2025, và hứa sẽ mua thêm dầu của Mỹ.
Ông Trump xem đó là những dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh thực sự muốn hướng tới một thỏa thuận lớn và toàn diện.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, những động thái này chỉ mới đưa Bắc Kinh và Washington trở lại nguyên trạng trước chiến tranh, mà chưa làm gì để giải quyết các yêu cầu cốt lõi của Mỹ đối với việc thay đổi cơ cấu ở Trung Quốc nhằm chấm dứt những chính sách trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước lớn và ép buộc chuyển giao công nghệ Mỹ cho các công ty Trung Quốc.
Thực chất các nhượng bộ
Tín hiệu đầu tiên về việc Trung Quốc đã nối lại việc mua đậu nành của Mỹ đến từ Tỏng thống Tump trong một cuộc phỏng vấn với Reuters hồi tuàn trước. Trung Quốc đã ngừng nhập khẩu hạt có dầu từ Mỹ vào tháng 7, khi hai bên đưa ra mức thuế mới đối với hàng hóa của nhau. Tuy nhiên việc mua lại 1,5 triệu tấn ban đầu khiến các thương nhân Mỹ có phần thất vọng, khi nó chỉ là một phần nhỏ trong số 30 - 35 triệu tấn mà Trung Quốc từng mua từ nông dân Mỹ trong một năm. Lợi nhuận năm 2017 là 12 tỷ USD, tuy nhiên đáng nói là ngay cả khi có thuế quan thì con số này vẫn có thể đạt được mức 7 tỷ USD.
Tuy nhiên, sự nhượng bộ làm "say lòng" ông Trump nhất chính là việc Trung Quốc đình chỉ áp dụng mức thuế 25% trừng phạt đối với các phương tiện do Mỹ chế tạo, cắt giảm thuế suất trở lại mức 15% toàn cầu mà Bắc Kinh đưa ra hồi tháng 5.
Chuyên gia định hướng kinh doanh tại Viện Doanh nghiệp Mỹ ở Washington Derek Scissors nhận định rằng Trung Quốc sẽ không có khả năng tăng nhập khẩu từ Mỹ vì sự chậm lại của thị trường và năng lực sản xuất dư thừa trong nước.
"Một lần nữa, Tổng thống Trump có quyền nói rằng đó là một động thái tích cực của Bắc Kinh nhưng nội trong một năm nữa, ông hoàn toàn có thể tức giận vì xuất khẩu ô tô sang Trung Quốc tăng vọt", ông Scissors nói thêm.
Trung Quốc còn ban hành hướng dẫn cho chính quyền địa phương bỏ tham chiếu với các mục tiêu phát triển công nghiệp công nghệ cao của kế hoạch Made in China 2025, trong bối cảnh các báo cáo đang tìm cách thay thế chương trình nhằm chống lại sự thống trị của Mỹ trong các ngành công nghiệp như hàng không vũ trụ, robot, bán dẫn, phương tiện năng lượng mới và trí tuệ nhân tạo.
Những người theo dõi thương mại Mỹ - Trung bày tỏ sự hoài nghi nhất định về động thái này trước sự kiểm soát của nhà nước đối với nền kinh tế Trung Quốc ngày một tăng lên dưới thời ông Tập. Ít người tin Trung Quốc đồng ý từ bỏ các mục tiêu chính sách công nghiệp của mình.
Tín hiệu từ ông Tập
Chủ tịch Tập Cận Bình đã có những bước đi cụ thể hơn vào hôm 18/12, trong bài phát biểu đánh dấu kỷ niệm 40 năm Trung Quốc mở cửa nền kinh tế (1978) dưới thời cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình. Trước đó, một số cố vấn của chính phủ Trung Quốc đã kêu gọi tăng tốc cải cách nhân dịp kỷ niệm này.
Scott Kennedy, giám đốc Dự án Kinh doanh và Kinh tế Chính trị Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, đánh giá rằng điều đáng chú ý là ông Tập đã gửi những tín hiệu không rõ ràng về sự thúc đẩy tự do hóa rộng hơn.
Đây được đánh giá là chiêu bài của Nhà lãnh đạo Trung Quốc, khi bước tiếp theo dự kiến ​​sẽ là một loạt cải cách đáng kể được thực hiện và tất cả những điều đó sẽ đặt nền tảng cho các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung vào đầu năm mới, ông Kennedy nói thêm.
Một trong những người quen thuộc với các cuộc đàm phán cho biết các cải cách sẽ nhấn mạnh vào những cam kết và bằng chứng cho thấy Bắc Kinh muốn thay đổi luật về chính sách cạnh tranh, liên doanh, quyền sở hữu trí tuệ và tiếp cận thị trường và thực thi các thay đổi.