Theo giới quan sát, nếu đạt một thỏa thuận thương mại với Mỹ, rất có thể Bắc Kinh sẽ chấp nhận nhập khẩu lượng lớn hàng hóa Mỹ nhằm thu hẹp sự mất cân bằng lâu dài giữa hai nước. Nhưng đây lại là chiêu thức “mua chuộc đối thủ” không còn xa lạ của Bắc Kinh.
Chiêu thức "mua chuộc đối thủ"
Trừng phạt Trung Quốc bằng thuế quan đối để ép Bắc Kinh đến nước phải nhập các đơn hàng khổng lồ cho các công ty và nông dân Mỹ là phương thức “tống tiền” hiệu quả.
Đáng nói, Trung Quốc đã từng đối mặt với hình thức “tống tiền” tương tự trong lịch sử. Họ đã chọn cách xử lý vấn đề có phần tương tự cho Mỹ ngày nay. Bài học lớn nhất mà Bắc Kinh có thể đưa đến cho Mỹ là: Hãy cẩn thận với những gì bạn muốn.
Trong lịch sử, Trung Quốc đã từng có tiền lệ "mua chuộc đối thủ" |
Lịch sử bắt đầu từ năm 200 trước Công nguyên. Thời điểm Triều đại nhà Hán mới được thành lập đã bị đe dọa bởi quân Hung Nô - một liên minh bộ lạc hùng mạnh trên thảo nguyên phía bắc. Bị yếu thế hơn về khả năng quân sự, nhà Hán lúc đó đã quyết định dàn xếp với quân Hung Nô một thỏa thuận hòa bình, theo đó, hàng năm cống nạp một lượng lớn lụa, ngũ cốc và các sản phẩm khác, đổi lại Hung Nô hứa sẽ không đánh bại đế chế Trung Quốc. Với tài năng về uyển ngữ đầy màu sắc, người Trung Quốc đã mô tả cuộc trao đổi không phải mang tính chất hối lộ mà là thỏa ước vì hòa bình của thông qua quan hệ họ hàng.
Chính sách này đã gây tranh cãi. Một số quan chức Trung Quốc cho rằng nó chỉ nhấn mạnh thực tế là người Hán không đủ mạnh để đánh bại Hung Nô trên chiến trường. Số khác lập luận thêm rằng sự dàn xếp này sẽ làm suy yếu Hung Nô khi dần khiến các bộ lạc này phụ thuộc vào sự giàu có của Trung Quốc.
Tuy nhiên, Hung Nô vẫn không bao giờ hài lòng và liên tục yêu cầu lượng cống nạp lớn hơn, trong khi vẫn tiếp tục tấn công lãnh thổ Trung Quốc. Sau đó, Trung Quốc mất kiên nhẫn. Vào những năm 130 trước Công nguyên, triều đại nhà Hán được củng cố, dưới một vị hoàng đế quân phiệt hơn, đã chuyển từ quan hệ hòa bình sang chiến tranh, cuối cùng đã đánh bại quân Hung Nô.
Nhà Tống (960-1279 sau Công nguyên) đã ký kết các thỏa thuận tương tự với các quân xâm lược phương Bắc. Có thể kể đến một hiệp ước tương tự với quân Khitan – nhờ đó giúp duy trì hòa bình trong khoảng một thế kỷ - góp phần giúp Nhà Tống trở thành một trong những giai đoạn thịnh vượng nhất lịch sử Trung Quốc. Trên thực tế, Trung Quốc có một thời kỳ cải cách mạnh mẽ, có thể so sánh với quy mô 1 cuộc cách mạng công nghiệp trong những năm đó, với những tiến bộ về công nghệ và sản xuất vượt xa châu Âu vào cùng thời điểm.
Lịch sử lặp lại?
Sự tương đồng với hiện tại đang trở nên rõ ràng. Một lần nữa, một chính phủ Trung Quốc, đang dự định sử dụng lượng lớn tài sản dồi dào để giành lấy kết quả khả quan hơn trong tranh chấp thương mại với Mỹ. Số tiền cho việc này, thực tế, không đáng kể đối với người Trung Quốc. Bắc Kinh vốn vẫn phải nhập khẩu đậu nành và khí đốt tự nhiên từ các nước, và nếu Mỹ có thuộc số đó thì cũng không phải vấn đề. Đối với ông Trump đó là một chiêu xuống nước khá giá trị khi vị Tổng thống vẫn luôn bày tỏ tin tưởng nông dân Mỹ sẽ được lợi từ cuộc chiến thương mại này.
Bắc Kinh sẽ cố gắng tận dụng sức hút của hàng tỷ USD mua hàng Mỹ, thay vì phải chịu những nhượng bộ khó khăn hơn. Ví dụ như Trung Quốc dường như đang lờ đi các yêu cầu cải cách quan trọng từ phía Mỹ, như điều chỉnh chính sách công nghiệp “bóp méo” thị trường của Trung Quốc. Bên cạnh đó, tăng cường nhập hàng từ Mỹ có thể khiến Washington rơi vào vị thế yếu – đó là khi nông dân và các công ty năng lượng Mỹ phụ thuộc nhiều hơn vào khách hàng Trung Quốc.
Động thái mua đậu nành Mỹ cũng sẽ giúp Trung Quốc câu giờ để củng cố nền kinh tế, giống như cách Bắc Kinh đã làm trong các triều đại lịch sử.Trung Quốc hoàn toàn sẵn sàng hy sinh một chút tiền ở hiện tại nếu điều đó giúp họ mạnh mẽ hơn trong tương lai.