Ngành nào mang lại giá trị lớn cho xã hội?
Tại chương trình “Thành công không chờ Đại học” do VTC Academy tổ chức, nói về tính đột phá của CNTT, ông Đào Trường Giang-Giám đốc VTC Online thị trường miền Nam chia sẻ: Theo tôi, đột phá ở đây cần hiểu là chúng ta sẽ tập trung nguồn lực để đưa CNTT đi lên, phát triển tương xứng với tiềm năng của nó. Nhờ sự hỗ trợ của môi trường Internet, mọi sản phẩm tốt của người Việt đều có cơ hội tiếp cận với người dùng toàn thế giới, ngoài CNTT có lẽ không ngành nào có được thuận lợi lớn đến thế. Đây là cơ hội tốt cho các bạn trẻ nắm bắt và định hướng nghề nghiệp”.
Các khách mời tham gia buổi giao lưu
|
Vậy CNTT bao gồm những ngành nghề nào?, theo ông Phí Anh Tuấn - Phó chủ tịch Hội Tin học TP Hồ Chí Minh “Đúng là khi nói đến ngành phần mềm chúng ta liên tưởng đến lập trình ứng dụng khác nhau. Tuy nhiên với sự phát triển mạnh các phần mềm thiết kế, xử lý đồ họa chuyên dụng đã làm nổi lên các ngành mới thuộc CNTT như thiết kế 3D hay hiệu ứng hình ảnh 3D. Nhu cầu thị trường ngày một nhiều, vì đòi hỏi cả sự sáng tạo nghệ thuật cũng như sử dụng công cụ trên máy tính. Việc đào tạo mảng này hiện tại ở Việt Nam có VTC Academy”.
Tân quán quân Project runway Vietnam 2014 Lý Giám Tiền tham gia giao lưu.
|
Đánh giá về các ngành mới: lập trình di động, lập trình game, thiết kế 3D hay hiệu ứng hình ảnh, đại diện Appota, ông Đỗ Tuấn Anh nói: “Tất cả các ngành vừa nêu đều mang lại giá trị rất lớn cho xã hội bởi nó vẫn là ngành kinh tế chất xám cũng như rút ngắn khoảng cách công nghệ của Việt Nam với các quốc gia khác”.
Nhận định về xu hướng thiết kế 3D tại Việt Nam, anh Võ Huy Giáp (Quản lý khối ngành 3D tại VTC Academy) chia sẻ: “Ngành 3D thực sự đang phát triển, nhưng còn thiếu rất nhiều nguồn nhân lực. Hiện tại Việt Nam đã có một số công ty như Kantana (Thái Lan), Sparx (Pháp), Digital Work (Nhật), Bluer Production (Việt Nam) và nhiều công ty TVC của Việt Nam và nước ngoài làm về mảng này. Tương lai còn phát triển hơn nữa”.
Nói chi tiết cơ hội CNTT mang lại cho giới trẻ, chị Tạ Thị Kim Ngân ( HR Manager- FPT Software) nhận định: “Đây là ngành học có cơ hội việc làm và phát triển hàng đầu tại Việt Nam, khi khối lượng các dự án đầu tư, tìm kiếm nguồn lực CNTT từ nước ngoài vào nước ta không ngừng gia tăng, đồng thời đây còn là cơ hội để các bạn trẻ tham gia sân chơi lớn trên toàn cầu, vì lĩnh vực CNTT có công việc phù hợp toàn thế giới”.
Tuyển chọn nhân lực CNTT: Bằng cấp không quan trọng!
CNTT là ngành mũi nhọn của nền kinh tế, do đó tiêu chí tuyển chọn nguồn lực của ngành cũng có sự khác biệt, trong đó bằng cấp không phải là điều kiện cần.
Đại diện VTC Online chia sẻ: “Tại doanh nghiệp chúng tôi, rất nhiều cá nhân xuất sắc bao gồm cả nhà quản lý và chuyên gia giỏi chưa tốt nghiệp đại học. So với những người đã tốt nghiệp ĐH nhưng lại làm vị trí thấp hơn, tôi thấy sự khác biệt là niềm đam mê, mức độ cống hiến và tâm huyết với công việc của các bạn khác nhau. Vì vậy, trong quá trình tuyển dụng chúng tôi không còn mang bằng cấp làm thước đo lớn nhất đánh giá trình độ, tiềm năng của ứng viên”.
Đại diện FPT Software cũng khẳng định: “Doanh nghiệp không quan trọng bằng cấp nhưng quan trọng năng lực cá nhân”.
Đối với Appota, anh Đỗ Tuấn Anh sẵn sàng xếp loại: “Bằng cấp chỉ là tiêu chí thứ 5, xếp sau các tiêu chí kinh nghiệm thực chiến về chuyên môn, khả năng thích nghi, khả năng tự học hỏi và khả năng làm việc nhóm. Do vậy, khi phỏng vấn bằng cấp không ảnh hưởng nhiều tới cuộc trao đổi”.
Phải chăng vì doanh nghiệp không coi trọng bằng cấp, nên Việt Nam có đến 164.000 cử nhân thất nghiệp, nguyên nhân vì: Các trường không đào tạo những nghề mà xã hội cần- TS. Nguyễn Lê Minh chia sẻ. Và nhờ đánh giá năng lực và chuyên môn trong tuyển dụng nên, “học viên VTC Academy trở nên đắt giá như vậy. Có cầu thì ắt có cung, tôi tin rằng thời gian tới VTC Academy sẽ tiếp tục mở rộng quy mô đào tạo để giải quyết nhu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp”- VTC Online- Đại diện doanh nghiệp đặt hàng tuyển dụng học viên VTC Academy chia sẻ.