Đó là nội dung tại Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá ngày 28/3/2019.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet |
Thông báo nêu rõ, trong 9 tháng còn lại của năm 2019, nhất là đối với quý II năm 2019 là thời gian bản lề cho công tác điều hành giá cả năm. Trong bối cảnh giá các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu có xu hướng biến động khó lường, khó dự báo; một số mặt hàng do Nhà nước định giá đang trong quá trình rà soát, đánh giá, xem xét điều chỉnh theo lộ trình thị trường; mặt khác, công tác điều hành giá dự báo sẽ gặp nhiều thách thức, nhất là khi có nhiều yếu tố biến động bất thường do thiên tai, bão lũ cũng như rủi ro về thị trường và tình hình chính trị, tài chính quốc tế có thể xảy ra.
Do đó, các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh thực thi cơ chế phối hợp chặt chẽ, khoa học và linh hoạt hơn nhằm thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Theo đó, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành để củng cố, kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo, Nhóm giúp việc liên ngành; chủ động xây dựng, đề xuất sửa đổi Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo theo hướng nâng cao tính chủ động trong công tác phối hợp, nắm bắt thông tin giữa các Bộ, ngành, địa phương; việc thực hiện công tác đề xuất, tham mưu của các cơ quan phải thực hiện nghiêm túc theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được quy định của từng cơ quan và quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo, Nhóm giúp việc; phát huy tính chủ động của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo là Bộ Tài chính, khi có phát sinh nhiệm vụ điều hành giá, nhất là các hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền các Bộ, ngành phải được báo cáo Ban Chỉ đạo thông qua cơ quan thường trực là Bộ Tài chính.Đồng thời, trường hợp việc điều chỉnh giá các mặt hàng cần phải ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới thì các cơ quan chủ trì chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết để việc điều chỉnh được thực hiện kịp thời vào thời điểm phù hợp với kịch bản điều hành giá. Thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm ổn định tỷ giá, mặt bằng lãi suấtVề phương hướng điều hành cụ thể, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát. Kiểm soát tổng mức tín dụng cả về cơ cấu và chất lượng tín dụng; Đồng thời, thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm ổn định tỷ giá, mặt bằng lãi suất; phấn đấu kiểm soát lạm phát cơ bản trong khoảng 1,8%.Về điều hành giá một số mặt hàng thiết yếu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường các mặt hàng nông sản, phối hợp với Bộ Công Thương cân đối cung cầu các mặt hàng nông sản thiết yếu cho tiêu dùng nhằm ổn định thị trường. Trong đó đặc biệt chú trọng các biện pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh đối với lợn, chú ý việc tái đàn đối với chăn nuôi lợn để bảo đảm nguồn cung sau dịch. Gắn việc thực hiện các biện pháp quản lý, điều hành giá với việc điều tiết sản xuất, chăn nuôi nhằm điều hòa nguồn cung phù hợp. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu tìm đầu ra xuất khẩu cho nhiều mặt hàng nông sản nhằm ổn định thị trường cũng như đảm bảo đời sống của người dân. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến giá thế giới kết hợp với việc trích lập và sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu bảo đảm có dư địa cho việc bình ổn thị trường. Đồng thời chủ động có kịch bản ứng phó phù hợp nếu giá xăng dầu tăng cao để tránh ảnh hưởng đến kỳ vọng về lạm phát cũng như đảm bảo dư địa điều hành cho các tháng cuối năm.Đối với mặt hàng điện, Bộ Công Thương phối hợp với Tổng cục Thống kê theo dõi, đánh giá tác động gián tiếp của việc điều chỉnh giá điện; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, công khai, minh bạch chi phí đầu vào, thanh tra, kiểm tra và công khai kết quả sản xuất kinh doanh điện theo quy định. Với dịch vụ khám chữa bệnh, Bộ Y tế tiếp tục đẩy mạnh công tác rà soát và thực hiện thu gọn danh mục dịch vụ, trên cơ sở đó sửa đổi định mức kinh tế kỹ thuật thực hiện dịch vụ; phối hợp với Bộ Tài chính để tổ chức nghiên cứu ban hành Thông tư hướng dẫn phương pháp định giá riêng cho dịch vụ khám chữa bệnh để phù hợp với tình hình thực tế và đặc thù của dịch vụ, làm căn cứ để tính toán, kết cấu chi phí quản lý vào giá dịch vụ trong năm 2019. Trước mắt, có văn bản hướng dẫn địa phương triển khai thực hiện Thông tư số 37/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 để thực hiện đồng bộ giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và giá dịch vụ khám chữa bệnh không thuộc bảo hiểm y tế chi trả theo đúng lộ trình tính giá dịch vụ.Đối với thuốc chữa bệnh cho người, Bộ Y tế và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tiếp tục triển khai và mở rộng danh sách đấu thầu tập trung quốc gia đối với thuốc, vật tư y tế, đẩy nhanh đấu thầu và đàm phán giá thuốc nhằm hạ giá thuốc, bảo đảm cung cấp đầy đủ thuốc có chất lượng. Đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế của công tác đấu thầu tập trung thuốc trong thời gian qua và đề xuất giải pháp khắc phục, báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo.Sớm triển khai kết luận của Chính phủ về giá dịch vụ sử dụng đường bộ BOTPhó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải sớm triển khai kết luận của Chính phủ về giá dịch vụ sử dụng đường bộ BOT; rà soát trên cơ sở hợp đồng đã ký với nhà đầu tư, đánh giá lưu lượng xe và tổng suất đầu tư đã tính toán lại để báo cáo lại với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; trường hợp giảm được giá thì ưu tiên giảm giá hơn giảm thời gian thu phí. Đồng thời tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng; tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá cước vận tải nhất là trong thời điểm giá xăng dầu có xu hướng tăng để kịp thời có biện pháp quản lý phù hợp, tránh tình trạng lợi dụng tăng giá bất hợp lý.Với dịch vụ giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phối hợp với các địa phương đánh giá tình hình thực hiện mức giá hiện hành so với lộ trình giá thị trường tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP để có kiến nghị sửa đổi trong phạm vi quản lý. Đối với sách giáo khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam báo cáo để thống nhất phương án điều chỉnh giá sách giáo khoa, đảm bảo thực hiện theo đúng thẩm quyền của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của pháp luật về giá.Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá việc điều chỉnh học phí và tình hình thực tế tuyển sinh của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để có định hướng điều chỉnh, tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị trong năm 2019. Bộ Xây dựng tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường vật liệu xây dựng và thị trường bất động sản để có biện pháp điều tiết vĩ mô phù hợp.Bộ Thông tin và Truyền thông chủ động phối hợp với các Bộ, ngành để tiếp tục tổ chức triển khai tốt công tác tuyên truyền, chủ động tuyên truyền về công tác điều hành giá nhất là các mặt hàng có tính chất nhạy cảm đến người dân; thực hiện công khai minh bạch thông tin về giá để kiểm soát lạm phát kỳ vọng. Đồng thời, giám sát thông tin mạng để hạn chế những thông tin thất thiệt gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng gây bất ổn thị trường.Các Bộ, ngành tiếp tục chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đầu mối là Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng Cục thống kê), Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong công tác tính toán dự báo, xây dựng kịch bản chi tiết, cụ thể cho từng thời điểm, từng giai đoạn đối với từng mặt hàng thiết yếu nhằm đảm bảo kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính toán, cân đối chính sách kinh tế vĩ mô, gắn điều hành tăng trưởng với vấn đề kiểm soát lạm phát để kịp thời đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp thực hiện hiệu quả. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai đồng bộ các biện pháp điều hành giá theo các kịch bản đã được phê duyệt; đẩy mạnh công tác kiểm tra thực hiện pháp luật về giá, kiểm soát chặt chẽ việc kê khai giá của doanh nghiệp.